Bài 14 : PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1945 - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Bài 14 : PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1945

Share This
Bài 14 : PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1945

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game


I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1929-1933

1. Tình hình kinh tế

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động mạnh đến Việt Nam.

- Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái:

+ Nông nghiệp: giá luá, giá nông phẩm hạ, ruộng đất bỏ hoang.

+ Công nghiệp: các nghành suy giảm.

+ Thương nghiệp: xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.

2. Chính trị – xã hội

- Công nhân thất nghiệp, những người có việc làm thì đồng lương ít ỏi.

- Nông dân mất đất, phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng, bị bần cùng hóa cao độ.

- Tiểu tư sản, tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn.

+ Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc: mâu thuẫn giữa toàn thề dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.

Mặt khác, thực dân Pháp tiến hành khủng bó dã man những người yêu nước, nhất là sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại.

- Những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đến kinh tế, xã hội Việt Nam; nay là nguyên nhân dẫn đên phong trào cách mạng 1930-1931.

-

II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ – TĨNH

1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931

- Phong trào cả nước:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng rộng khắp cả nước.

+ Từ tháng 2 đến tháng 4-1930, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân nổ ra. Tháng 5, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5. Tháng 6,7,8, phong trào tiếp tục diễn ra sôi nổi trong cả nước.

- Ở Nghệ An-Hà Tĩnh:

+ Phong trào phát triển mạnh, quyết liệt nhất, với các cuộc biểu tình của nông dan (9-1930) kéo đến huyện lị, tỉnh lị, đòi giảm sưu thuế, được công nhân Vinh-Bến Thủy hưởng ứng.

+ Tiêu biểu là cuộc biểu tình của khoảng 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên (12-9-1930), kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện đường, vây lính khố xanh…

+ Hệ thống chính quyền địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã.

+10/1930 ----(9-10/1930 có 362 cuộc đt của CN,ND và các tầng lớp ND.

2. Xô Viết Nghệ Tĩnh

- Tại Nghệ An, Xô viết ra đời tháng 9-1930. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành cuối năm 1930-đầu năm 1931. Các Xô viết thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đòi sống xã hội vói chức năng một chính quyền cách mạng.

- Chính sách của Xô viết:

+ Về chính trị: thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, thành lập đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân…

+ Về kinh tế: chia ruộng công cho dân cày nghèo, bỏ các thứ thuế vô lí, xóa nợ, tu sửa cầu cống, đường giao thông, thành lập các tổ chức nông dân giúp nhau sản xuất.

+ Về văn hóa xã hội: mở lớp dạy chữ Quốc ngữ, xóa bỏ tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống mới…Trật tự trị an được giữ vững.

- Chính sách của chính quyền Xô viết đem lại lợi ích cho nhân dân, chứng tỏ bản chất ưu việt cách mạng của một chính quyền mới – chính quyền của dân, do dân, vì dân.

- Xô viết Nghệ – Tĩnh và những chính sách cụ thể của nó chứng tỏ rằng Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931.

-Ý nghĩa: Lần 1 CMT8/1945

3. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời ĐCS Việt Nam (10-1930)

-Hoàn cảnh:PTCMVN diễn ra quyết liệt . . .

- Những nội dung chính của Hội nghị:

+ Tháng 10-1930, Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời họp tại Hương Cảng (Trung Quốc).

+ Hội nghị quyết định đổi tên ĐCS Việt Nam thành ĐCS Đông Dương.

+ Cử ban chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng Bí thư.

+ Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.

- Nội dung Luận cương:

+ Xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì TBCN, tiến thẳng lên XHCN

+ Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam có quan hệ khăng khít với nhau là đánh đổ phong kiến và đế quốc.

+ Động lực cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân.

+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong của nó là ĐCS ĐD.

+ Nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

- Hạn chế của luận cương:

+ Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp.

+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của các giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ.

4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931

- Ý nghĩa:

+ Phong trào khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.

+ Khối liên minh công – nông được hình thành.

+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã xông nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

Phong trào có ý nghĩa như một cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

- Bài học:

Đảng ta đã thu được những kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh, về việc giành và giữ chính quyền.

III/GT ĐỌC THÊM.

------------------
MỤC LỤC
-----------------
Bài 14 : PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1945
Bài 15 : PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
Bài 16 : PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨATHÁNG TÁM (1939 – 1945), NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI
LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 - 2000)

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (364) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (98) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (75) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)