Hồi ký phong trào dân biến ở Trung Kỳ (Đầu thế kỷ XX) - Phan Chu Trinh. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
Hồi ký phong trào dân biến ở Trung Kỳ (Đầu thế kỷ XX) - Phan Chu Trinh.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game

YEUSUVIET - Khi nói đến phong trào dân biến Trung kỳ vào đầu thế kỷ XX, chúng ta thường nghĩ đến phong trào chống sưu thuế Trung kỳ năm 1908 mà kết cục của phong trào này là cuộc tắm máu nhân dân Trung kỳ của người Pháp. Tuy nhiên, sâu rộng hơn và truy về nguồn gốc của cuộc biến tình chống sưu thuế năm 1908 này, có thể cần truy xét về Phong trào Duy Tân của các thân sĩ, trí thức người Việt vào đầu thế kỷ XX như Cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Quyền, Lương Văn Can... Bằng Phong trào Duy Tân, chấn hưng nền tri thức và giới thiệu nền tân học cho người Việt lúc bây giờ, đã âm thầm hình thành nên những Vị Anh Hùng chân đất trong cuộc biến tình vĩ đại đầu tiên của cách mạng Việt Nam năm 1908.



Bài liên quan

Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước chịu sự đô hộ hoàn toàn của người Pháp, các phong trào đòi quyền tự chủ và độc lập cho người Việt đang âm thầm nở rộ và chưa có một ngọn cờ đủ mạnh để tập họp lòng người, các trí thức Việt Nam đã lựa chọn con đường canh tân đất nước bằng việc canh tân tư duy của người Việt, giúp người Việt hiểu biết hơn, mở rộng tầm mắt hơn nhằm ý thức được quyền lợi của mình, bằng con đường giáo dục. Khởi xuất từ mật hội nhà Nguyễn Thành năm 1904, phong trào Duy Tân đã từng bước mở rộng, lan tỏa đến các địa phương và các tầng lớp người dân trong một thời gian ngăn. Phong trào Duy Tân được tổ chức quy củ, có hệ thống, mục đích rõ ràng và lớn mạnh đến nỗi người Pháp không thể làm ngơ, bắt đầu tìm lý do để triệt tiêu phong trào.

Năm 1908, ý thức được quyền lợi của mình bị người Pháp đè đầu cưỡi cổ, sưu cao thuế nặng và cuộc sống đói khổ, nghèo hèn, nhân dân Trung kỳ đã vùng lên, tạo nên cuộc đại biểu tình bất bạo động mà những người biểu tình khố rách, chân đất đều cắt tóc ngắn ùn ùn kéo đến tòa tỉnh đòi phải giảm sưu thuế. Phong trào nhanh chóng lan ra khắp các tỉnh miền Trung, người dân không chỉ có nông dân mà còn cả những nhân sĩ, trí thức, phú hào thôn quê cùng tham gia. Vì lẽ đó, chính quyền bảo hộ Pháp phải dùng bạo lực đẫm máu để dẹp yên phong trào này. Đồng thời, như một thời cơ, lấy đó làm lý do để đàn áp và chấm dứt phong trào Duy Tân đang phát triển mạnh mẽ khắp cả nước, nhất là sự kiện thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thực ngay giữa "kinh đô Thăng Long".

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game

"Hồi ký phong trào dân biến ở Trung Kỳ (Đầu thế kỷ XX)" do cụ Phan Chu Trinh viết lại, dù lấy ý để "kêu oan" với người Pháp vì phong trào Duy Tân không chủ đích gây ra bạo loạn trong xã hội, mà chỉ chủ đích phát triển, mở mang dân trí đúng như "chiêu bài" người Pháp đã công bố, nhưng thực chất chính là cơ hội để Cụ Phan Châu Trinh viết lại một trong những sự kiện chứng minh sức mạnh của người dân Việt trong việc chống sự áp bức của người Pháp. Tinh thần cách mạng và thực chất của phong trào Duy Tân không chỉ hạn hẹp ở một địa phương, càng không giới hạn ở một lĩnh vực nông nghiệp hay thương nghiệp...; mà đó là một phong trào lớn của cách mạng Việt Nam, đánh dấu những hạt nhân đầu tiên của tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường đang lớn lên.

Phong trào Duy Tân được phát huy và dẫn đạo bởi các nhà trí thức xuất thân từ khoa bảng. Các vị là những Nhà Nho trong thời đại mới, đã nhìn thấy những điều không còn phù hợp của "bút nghiên", "trường thi", "chữ Hán"... trong thời đại mới. Là những Nhà Nho chân chính, các vị nhìn thấy những giá trị mới phù hợp với thời đại mới của dân tộc, mà đặc biệt chính là chữ Quốc ngữ cũng như những giá trị văn hóa mới Tây học cần tiếp thu. Phong trào Duy Tân dưới sự lãnh đạo của những Nhà NHo có vị trí đầu tiên trong xã hội Việt Nam đã lan tràn rất sâu xa và lâu dài đến mọi tầng lớp dân chúng, từ thành thị đến nông thôn với một đường lối chủ trương thống nhất: cái đầu hót ngắn, hoặc bộ đồ tây và một khối óc mới, với một quan niệm mới: DUY TÂN. Và như một kết cục của thời đại, phong trào bị người Pháp thẳng tay đàn áp bằng bạo lực, rồi đưa các Cụ đi chém, đi đày, đi biệt xứ và như cụ Phan Châu Trinh đã viết lại trong quyển Hồi ký phong trào dân biến ở Trung Kỳ (Đầu thế kỷ XX) này:
Huống chi thân sĩ với tôi đồng bệnh cùng thương, không tội mà bị hình, oan sâu như biển hoặc bị trói mình ngoài hoang đảo, ngày ngày chịu roi vọt, đến nay sống chết chưa biết, hoặc vùi xương ở xứ khác, đến nay vợ con không thể lãnh chôn, có ai nhắc đến thì đau lòng nát ruột.
Hơn một thế kỷ sau nhìn lại, những lời cụ Phan Châu Trinh viết trong "Hồi ký phong trào dân biến ở Trung Kỳ (Đầu thế kỷ XX)" chẳng khác nào một lời kể chuyện di nguyện của mình với những người Việt Nam thế hệ sau, rằng đất nước muốn chân hưng và mạnh mẽ, độc lập chẳng có con đường nào khác ngoài con đường giáo dục. 

YÊU SỬ VIỆT 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)