Danh tướng Quảng Bình: Hoàng kế Viêm - Tận trung báo quốc - Phần 1 - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Danh tướng Quảng Bình: Hoàng kế Viêm - Tận trung báo quốc - Phần 1

Share This
Danh tướng Quảng Bình: Hoàng kế Viêm - Một đời tận trung báo quốc - Phần 1
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

YEUSUVIET - Quảng Bình là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời, nơi tiềm chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa vật chất và tinh thần độc đáo. Trong suốt chiều dài lịch sử, trên vùng đất Quảng Bình địa linh nhân kiệt này đã sản sinh ra nhiều bậc danh nhân, danh tướng, anh hùng hào kiệt tiếng tăm lẫy lừng với những chiến công hiển hách đã làm rạng danh cho quê hương, đất nước; mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc và của bao thế hệ cộng đồng cư dân người Quảng Bình. 

Bài liên quan

Chính môi trường khắc nghiệt, không gian văn hóa đa dạng cùng với những biến động của lịch sử đã đào luyện, hun đúc và sản sinh ra các thế hệ danh nhân Quảng Bình với những giá trị đặc sắc, những con người vượt lên số phận để gánh vác những trọng trách của cộng đồng trong cuộc chiến để tồn tại và phát triển. Với những chiến công xuất sắc trong công cuộc đánh giặc, giữ nước, Hoàng Kế Viêm đã trở thành một danh nhân quân sự tiêu biểu và đóng vai trò to lớn trong trong phong  Hoàng Kế Viêm còn có tên là Hoàng Tá Viêm, tự Nhật Trường, hiệu Tùng Viên, sinh năm 1820, quê làng Văn La, tổng Văn Đại, phủ Quảng Ninh (nay thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). 

Thân phụ của ông là Hoàng Kim Xán, làm Bố chính tỉnh Khánh Hòa. Tuổi thơ dịu dàng êm ả đã không dài với ông vì năm 13 tuổi Hoàng Kế Viêm đã mồ côi cha. Sau khi cha mất, Hoàng Kế Viêm về sống và học tập ở quê hương. Văn La là một trong tám làng quê văn vật nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình đã ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng và nhân cách của Hoàng Kế Viêm. Những năm tháng sống ở quê nhà giúp Hoàng Kế Viêm thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với cuộc sống của nhân dân lao động. Những truyền thống tốt đẹp của gia đình và quê hương đã tác động, hun đúc nên nhân cách cao đẹp của Hoàng Kế Viêm. Chính cuộc đời và sự nghiệp của ông cũng đã góp phần làm vẻ vang thêm truyền thống của quê hương, dân tộc. 

Sách hay nên đọc:
Cho dù cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở thế kỉ XIX không thành công nhưng những trang sử hào hùng nhất của dân tộc giai đoạn này đều gắn liền với tên tuổi của Hoàng Kế Viêm. Xuất thân trong gia đình nhà nho, Hoàng Kế Viêm được học hành chu đáo. Năm 1843, ông thi đỗ cử nhân và được bổ chức Tư Vụ, hàm Quang Lộc tự khanh. Hoàng Kế Viêm nổi tiếng thông minh, hiếu hạnh nên ông đã lọt vào tầm ngắm của Hoàng tộc trong việc kén chồng cho Công chúa. Năm 1844, Hoàng Kế Viêm được vua Thiệu Trị chọn làm Phò mã cho Công chúa Hương La. Mối lương duyên này là sợi dây thứ hai ràng buộc Hoàng Kế Viêm với triều Nguyễn bên cạnh nghĩa vụ của nhà nho.  

Sau khi đỗ đạt rồi được bổ làm quan trải qua tám triều vua (từ triều Minh Mạng đến triều Đồng Khánh), Hoàng Kế Viêm đã giữ nhiều chức quan, cai quản nhiều địa phương với các công việc khác nhau. Năm 1846, thời vua Thiệu Trị, Hoàng Kế Viêm được phong chức Lang trung bộ Lại. Dưới thời vua Tự Đức, năm 1852, ông được sung chức Án sát tỉnh Ninh Bình, rồi Bố chính tỉnh Thanh Hóa (1854), Bố chính kiêm Tuần phủ Hưng Yên (1859), Tổng đốc An Tĩnh (1863).  Trong suốt quãng thời gian phò vua trị nước, Hoàng Kế Viêm đã có nhiều công lao trong việc mở mang kinh tế, phát triển giao thông, thủy lợi, giữ vững trật tự xã hội. Dù xuất thân con nhà Thượng thư triều Gia Long, thân làm Phò mã của vua Minh Mạng, nhưng Hoàng Kế Viêm là một vị quan suốt đời sống thanh liêm, tận tụy với nhân dân. 

Mặt khác, với Hoàng Kế Viêm dù là một nhà nho chân chính song ông không chịu ngu trung mà luôn biết đặt lợi ích của muôn dân trăm họ lên trên hết, đó là lý do khiến Hoàng Kế Viêm trở thành ''Người phản biện của xã hội'' lúc bấy giờ.  Trong hai thập kỉ 40 và 50 của thế kỉ XIX, khi nguy cơ thực dân Pháp xúc tiến việc xâm lược Việt Nam hiện hữu; vì thiếu nhân tài, triều đình Nguyễn đã buộc phải bỏ lệnh cấm các Phò mã tham chính. Một năm sau khi công chúa Hương La qua đời, Hoàng Kế Viêm được bổ dụng vào chức quan nhỏ trong triều với hàm Quang Lộc tự khanh. Từ năm 1845 về sau, đặc biệt sau khi vua Thiệu Trị mất, ngày 4 tháng 11 năm 1847, Tự Đức lên ngôi, cuộc đời Hoàng Kế Viêm thăng trầm, chìm nổi gắn liền triều Nguyễn và vận mệnh đất nước trước nanh vuốt của chủ nghĩa thực dân Pháp. 

Tài năng của Hoàng Kế Viêm đã được thể hiện song cũng bị triều đình kìm chế không ít. Khởi đầu sự nghiệp từ một quan văn, Hoàng Kế Viêm cũng đã thể hiện được tài năng trên lĩnh vực chính trị và quân sự. Tuy nhiên, với những đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc, Hoàng Kế Viêm xứng đáng được suy tôn là một danh thần văn võ song toàn. Lúc bấy giờ tình hình biên cương phía Bắc rất phức tạp với nhiều lực lượng quân phỉ từ bên kia biên giới tràn sang. Nhất là vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp đang mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ thì ở Bắc Kỳ, tình hình ngày càng phức tạp bởi sự có mặt của các toán phỉ quấy nhiễu ở nhiều địa phương và tàn quân “Thái Bình Thiên Quốc” từ Trung Quốc tràn sang. 

Các lực lượng này thường xuyên quấy phá, cướp bóc, tranh giành địa bàn hoạt động khiến đời sống nhân dân vô cùng khổ cực. Dư đảng của “Thái Bình Thiên Quốc” là Ngô Côn chạy sang các tỉnh phía Bắc Việt Nam xin hàng. Nhưng về sau dư đảng đem quân đi cướp phá khắp nơi. Triều đình phải nhờ quân nhà Thanh phối hợp để tiễu trừ, Ngô Côn bị giết nhưng dư đảng của y chia thành 3 toán, với hiệu cờ khác nhau: Hoàng Sùng Anh (hiệu Cờ Vàng); Bàn Văn Nhị, Lương Văn Lợi (hiệu Cờ Trắng), Lưu Vĩnh Phúc (hiệu Cờ Đen). Năm 1870, triều đình Huế phong Hoàng Kế Viêm làm Thống đốc Quân vụ đại thần bốn tỉnh Lạng - Bình - Ninh - Thái, cùng với Tán tương Quân vụ Tôn Thất Thuyết ra Bắc lo việc đánh dẹp.  

Suốt 4 năm cầm quân tiễu phỉ (1870-1873), ông đã chỉ huy quân sĩ hành quân qua nhiều địa phương, đánh thắng nhiều trận lớn, lần lượt tiễu trừ các băng đảng Cờ Vàng, Cờ Trắng, Cờ Đen ở Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên… góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Mặc dầu chúng có phối hợp với nhau, nhưng trong ba “giặc cờ”, duy chỉ có Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc là mạnh, quân vừa đông vừa tinh nhuệ hơn, quân phong quân kỷ nề nếp hơn; bản thân Lưu Vĩnh Phúc cũng là một người có bản lĩnh, tôn trọng nhân dân và nhân nghĩa hơn. 

Phẩm chất cao đẹp cùng với lòng khoan dung độ lượng của mình mà Hoàng Kế Viêm đã cảm hóa và thu phục được thủ lĩnh quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, phong quan tước cho y, cho phép y trấn giữ vùng Lào Cai thu thuế nộp cho triều đình, biến quân Cờ Đen thành lực lượng trợ thủ của triều đình đánh dẹp hai loại Cờ Vàng và Cờ Trắng. Với công lao to lớn trong việc đánh tan được quân Cờ Vàng, Cờ Trắng và thu phục được quân Cờ Đen, Hoàng Kế Viêm đã được triều đình phong Đại học sĩ, giữ chức Thống đốc Tam Tuyên rồi đến Tiết chế Quân vụ Bắc Kỳ.  

Đến tháng 10 năm 1871, Hoàng Kế Viêm dâng sớ xin ban hành 9 điều cần phải làm ở các tỉnh biên giới như sau: 

1. Củng cố thành trì các tỉnh: đào thêm hào, đắp thêm lũy, trồng nhiều lớp tre gai chung quanh. 

2. Chưa nên áp dụng thổ quan đối với các châu huyện vùng biên giới. Để nguyên các chức tri huyện, tri châu người Kinh nắm giữ, nhưng phải lựa chọn những thổ ty có năng lực giúp sức làm huyện úy, châu úy, vài ba năm tập sự sẽ cho thay thế. 

3. Cho lập tổng đoàn, chọn những người khỏe mạnh, trong một tổng hoặc hợp hai tổng thành một đoàn, cử đoàn trưởng chỉ huy. Khi hữu sự, họ sẽ hỗ trợ, ứng cứu cho nhau. Định lệ thưởng phạt nghiêm minh cho những đoàn có công hay có tội. 

4. Dân biên giới sống rải rác, phân tán, không thành lực lượng hỗ trợ cho quân triều đình. Nay xin tập trung dân chúng ở thành làng xóm vào những nơi địa hình tốt, đắp lũy đất, trong tre gai chung quanh để chống giữ. Ở nơi sản xuất như đồng ruộng nương rẫy, chỉ dựng nhà tạm, xong vụ gặt, chuyển vào căn cứ chính. Những làng xóm mới đều cho lập Đoàn Dũng để giữ gìn an ninh. 

5. Đặt các đồn biên phòng ở các nơi xung yếu. Đường mòn nào xét thấy không cần, cho lấp lại. Lấy người địa phương làm quân canh thường trực của đồn. Ai đi qua biên phòng phải có giấy thông hành. Thương nhân Trung Quốc đi qua biên phòng phải nộp thuế 30 đồng tiền kẽm đến 1 tiền. Số tiền thu được cho quân canh đồn hưởng. 

6. Tổ chức hai cơ lính chung cho các tỉnh biên giới. Ngoài hai cơ đó ra, còn cho những người địa phương lập thành đội ngũ, chọn đặt người quản xuất. Mỗi tỉnh mộ khoảng 300-500 người. Số lính mộ này được hưởng lương tháng và đóng ở tỉnh, do tỉnh điều động. 

7. Các tỉnh biên giới phải tự túc lương thực, không phải chuyển gạo từ đồng bằng lên thượng du nữa. Muốn thế, sau mỗi vụ gặt, các tỉnh phải lo thu mua thóc gạo của dân để chứa vào kho. 

8. Phải có chính sách hậu đãi với quan lại người trung châu được cử đến làm việc ở biên giới. 

9. Phải quản lý chặt việc đi lại, hoạt động của người Trung Quốc. 

Bản sớ tâu vua xin ban 9 điều cần làm nơi biên giới thể hiện được tầm nhìn chiến lược cũng như tư tưởng lấy dân làm gốc của ông. Bản tấu và việc làm của Hoàng Kế Viêm đa phần đều có tính thiết thực, khả thi và mang lại hiệu quả, nhất là củng cố quân đội vững mạnh, dẹp yên loạn lạc ở phía Bắc, giúp cuộc sống dân tình nơi biên giới được ổn định. 

YÊU SỬ VIỆT st

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) le-dai-hanh (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)