Danh tướng Quảng Bình: Hoàng kế Viêm - Một đời tận trung báo quốc - Phần 2 - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Danh tướng Quảng Bình: Hoàng kế Viêm - Một đời tận trung báo quốc - Phần 2

Share This
Danh tướng Quảng Bình: Hoàng kế Viêm - Một đời tận trung báo quốc - Phần 1
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

YEUSUVIET - Trong thời kỳ chống thực dân Pháp, Thống đốc Trấn Bắc Đại tướng quân Hoàng Kế Viêm - danh tướng từng đoạt vị trí rất cao dưới thời phong kiến, một trong những người lập công mở đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Hoàng Kế Viêm được biết đến là một trọng thần đức độ, một danh tướng tài năng, giàu lòng yêu nước, kiên quyết chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập dân tộc. Ông là Phò mã đương triều nhưng chẳng phải vì thế mà con đường tiến thân của ông thênh thang như bao người khác. 

Bài liên quan

Sau khi được bổ làm Lang trung bộ Lại, ông lần lượt được giao đảm trách, cũng là dịp thử sức qua những chức quan đầu tỉnh ở những vùng khó khăn nhất như Án sát tỉnh Ninh Bình, Bố chính tỉnh Thanh Hóa, Bố chính kiêm Tuần vũ tỉnh Hưng Yên, Tổng đốc An - Tĩnh, thăng lên Thống đốc Quân vụ 4 tỉnh Lạng - Bình - Ninh - Thái, được phong Đại học sĩ, thống lãnh quân vụ Tam Tuyên rồi Tiết chế Quân vụ miền Bắc, sung Thượng thư bộ Công, rồi lại phong Đông các Đại học sĩ, thăng Thái tử Thiếu bảo, sung đại thần viện Cơ mật.  Với tài năng vượt trội về mặt quân sự, những kiến nghị của Hoàng Kế Viêm chủ yếu tập trung vào việc nhà binh, đặc biệt là trong khoảng thời gian ông giữ chức Thống đốc Quân vụ.  

Công lao lẫy lừng nhất của danh nhân Hoàng Kế Viêm chính là những trận chiến với quân Pháp trong buổi đầu chúng kéo quân ra xâm lược miền Bắc với hai trận thắng ở Ô Cầu Giấy, giết chết tướng F.Garnier (1873) và Henri Rivière (1883). Cùng với Thống tướng Lê Sĩ mở đầu sự nghiệp kháng Pháp, Hoàng Kế Viêm chính là vị danh tướng người Quảng Bình ghi công đầu, thể hiện tinh thần và ý chí quyết tâm chống thực dân Pháp đến cùng của nhân dân Việt Nam.  Tháng 11 năm 1873, thực dân Pháp tấn công thành Hà Nội, mở đầu công cuộc chinh phục Bắc Kỳ lần thứ nhất. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, quân triều đình đã kiên cường chiến đấu, nhưng cuối cùng Nguyễn Tri Phương hi sinh và thành Hà Nội thất thủ. Một bộ phận lực lượng quân triều đình bí mật rút lên Sơn Tây, gia nhập quân của Thống đốc Hoàng Kế Viêm. Sau khi chiếm được thành Hà Nội, giặc Pháp nhanh chóng mở rộng đánh chiếm các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định… 

Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, mặc dù chưa có lệnh của triều đình nhưng Hoàng Kế Viêm và Tôn Thất Thuyết đã chủ động kéo quân từ Sơn Tây về phối hợp với quân của Trương Quang Đản đóng ở Bắc Ninh để tấn công Hà Nội. Đi theo cánh quân của Hoàng Kế Viêm lúc đó còn có đội quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Vòng vây của quân ta ngày càng khép chặt xung quanh Hà Nội, khiến cho Garnier phải vội vã kéo quân từ Nam Định về.  Ngày 21 tháng 12 năm 1873, Hoàng Kế Viêm phái Lưu Vĩnh Phúc kéo quân sát thành Hà Nội để khiêu khích, nhử địch. Trong lúc đang hội đàm với phái đoàn của triều Nguyễn, Francis Garnier đã dừng cuộc họp để đem quân tiến ra ngoài thành, kéo sang phủ Hoài Đức định tiêu diệt quân Hoàng Kế Viêm. Khi đến Ô Cầu Giấy, quân Pháp bị rơi vào chỗ mai phục, quân của Hoàng Kế Viêm xông lên đánh giáp lá cà, giết chết Garnier tại chỗ, số còn lại tháo chạy. 
Chiến thắng Ô Cầu Giấy của Hoàng Kế Viêm và cái chết của Garnier khiến quân Pháp ở Bắc Kỳ hoảng sợ phải rút quân co cụm về Hà Nội. Đứng trước chiến công vẻ vang như vậy, đáng lẽ triều đình Huế phải thừa thắng xông lên quét sạch quân xâm lược, giải phóng Bắc Kỳ mà thắng lợi đã nắm chắc trong tầm tay, nhưng triều đình Huế lại ra lệnh cho Hoàng Kế Viêm triệt binh lên Sơn Tây và điều động Lưu Vĩnh Phúc kéo quân lên mạn ngược. Thực dân Pháp biết rằng chưa thể chiếm được Bắc Kỳ nên “xuống thang” ký với triều đình Huế hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874) gồm 22 điều khoản. Với chiến công đó, Hoàng Kế Viêm cũng được triều đình thăng chức Hiệp biện Đại học sĩ, tấn phong là Địch Trung tử, vẫn sung làm Tam Tuyên Quân thứ Thống đốc Đại thần.  Tuy bị bắt buộc phải chấp hành lệnh vua, nhưng khi rút về Tam Tuyên, Hoàng Kế Viêm vẫn tiếp tục xây dựng công cuộc chống Pháp bảo vệ độc lập của Tổ quốc. Ông ra sức chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài, vừa chống thực dân Pháp xâm lược vừa chống sự can thiệp của Trung Quốc.   

Hoàng Kế Viêm đã đề xuất với triều đình lập Nha sơn phòng Hưng Hóa, lấy đồn Thục Luyện (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ngày nay) làm trụ sở Nha Sơn phòng. Mặt khác, Hoàng Kế Viêm dâng sớ về kinh xin cho Nguyễn Mậu Kiến - một chí sĩ yêu nước và tài năng về cộng tác với mình ở Sơn phòng Hưng Hóa lo liệu việc luyện tập binh mã, khai khẩn ruộng nương, tích trữ lương thảo làm kế sách kháng chiến lâu dài. Được sự cộng tác của Nguyễn Mậu Kiến và các đồng sự, Hoàng Kế Viêm đã xây dựng Sơn phòng Hưng Hóa thành một trung tâm kháng chiến mạnh ở Bắc Kỳ. Những việc làm của Hoàng Kế Viêm đã chứng tỏ ông là một người tài giỏi, biết nhìn xa trông rộng. Những con người được ông lựa chọn này về sau trở thành những lãnh tụ xuất sắc của phong trào chống Pháp ở Bắc Kỳ. 

Hoàng Kế Viêm thường rất coi trọng lực lượng hậu bị bên cạnh quân đội chính quy của triều đình, đó là việc thành lập các Đoàn Dũng ở các tỉnh. Bên cạnh đó, ông lại tích cực chăm lo đến khối đoàn kết toàn dân, cho đó là sức mạnh trong cuộc chiến đấu lâu dài.  Tháng 6 năm 1879, hai vạn quân của Lý Dương Tài (Trung Quốc) tràn sang đánh chiếm Lạng Sơn với mưu đồ cát cứ, xưng vương. Chúng cấu kết với thực dân Pháp đánh sang Bắc Ninh rồi chiếm đóng để kiềm chế quân Hoàng Kế Viêm ở lại trung du, cho chúng rãnh tay làm chủ thượng du. Thực dân Pháp chấp nhận kế hoạch của Lý Dương Tài, nếu sự hợp tác này thành công thì Pháp sẽ thương lượng với Lý Dương Tài xác lập nền đô hộ của Pháp ở Bắc Kỳ, còn nếu Tự Đức muốn chống Trung Quốc nhất định thế nào Tự Đức cũng phải nhờ Pháp giúp đỡ, lúc đó Pháp sẽ nhân cơ hội đòi Tự Đức phải nhìn nhận sự bảo hộ của chúng trên toàn cõi Việt Nam. Quân Pháp ở Bắc Ninh sợ không địch nổi quân Lưu Vĩnh Phúc phải rút về Hà Nội. 

Sách của tác giả Lê Nguyễn:

Lý Dương Tài thấy sự phối hợp với quân Pháp không thành, không dám vào Lạng Sơn mà chuyển qua cướp phá Thái Nguyên, Bắc Cạn… Đến tháng 7 năm 1879, bọn Lý Dương Tài đã bị quân của Hoàng Kế Viêm đánh cho tan tác. Biên cương và vùng trung du được giữ vững. Năm 1882, thực dân Pháp đánh thành Hà Nội, mở đầu cuộc đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai. Tháng 2 năm 1882, Thống đốc Nam Kỳ phái trung tá Henri Rivière đem quân ra Bắc, đổ bộ lên Hà Nội, đóng quân ở Đồn Thủy, nâng quân số của Pháp lên 600 tên. Đó là con số gấp 5 lần theo quy định của hòa ước Giáp Tuất (1874). Trước nguy cơ Hà Nội bị uy hiếp trực diện, Hoàng Kế Viêm phối hợp với Hoàng Diệu, Tổng đốc Hà Nội, tâu lên vua Tự Đức cùng triều đình Huế xin được đem quân thứ Tam Tuyên về tập trung ở Trung Châu để đối phó với giặc. 

Lúc này, Hoàng Kế Viêm không đóng quân ở các tỉnh thành cố định mà thường di trú theo tình hình. Ngày 25 tháng 4 năm 1882, Rivière gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu cũng một luận điệu như F.Garnier 10 năm về trước đã gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương, đòi Hoàng Diệu phải nộp thành và trân tráo hơn đòi Hoàng Diệu cùng phò tá phải đích thân đến trình diện y ở hành dinh của y đúng giờ quy định là 8 giờ sáng. Tuy nhiên, Hoàng Diệu không thèm trả lời và sẵn sàng tư thế chiến đấu. Các chiến hạm của Pháp nhất loạt nổ súng vào thành Hà Nội, quân Pháp tổng tấn công vào thành. Hà Nội thất thủ. Hoàng Diệu thắt cổ treo mình tuẫn tiết theo thành. Cái chết của Hoàng Diệu đã thúc dục sĩ khí nhân dân Bắc Kỳ xông lên diệt giặc. Cùng lúc quân đội triều đình dưới quyền chỉ huy của Hoàng Kế Viêm vẫn còn nguyên vẹn. Đó là cơ hội cho nhà vua phát động một cuộc kháng chiến chống giặc cứu nước. 

Nhưng không, vua Tự Đức chỉ phái người ra Hà Nội thương lượng với Pháp đồng thời lệnh cho Hoàng Kế Viêm lui quân về phủ Hoài Đức, giải tán các Đoàn Dũng xuất hiện ở các tỉnh Sơn Tây, Nam Định, Bắc Ninh. Trước việc làm của triều đình, Hoàng Kế Viêm và Nguyễn Chính dâng sớ lên Tự Đức, vạch trần âm mưu xảo quyệt của giặc và phê phán chủ trương giải binh thương thuyết của triều đình. Qua những việc làm đó cho thấy, Hoàng Kế Viêm là một con người bộc trực, ngay thẳng, dám đấu tranh vì chính nghĩa và độc lập tự do của dân tộc.  

Sách lịch sử Việt Nam
Dù vua Tự Đức ra lệnh ngừng chiến nhưng Hoàng Kế Viêm không những không thi hành lệnh của triều đình mà còn khẳng khái chỉ trích Tự Đức và bị Tự Đức xuống dụ khép ông vào tội “trái mệnh vua thật, không thể chối cãi được”. Tuy nhiên, trước những lời buộc tội cũng như thỉnh cầu lui binh của Tự Đức, Hoàng Kế Viêm vẫn cương quyết đóng quân tại Sơn Tây để lợi dụng địa hình chuẩn bị chống Pháp. Nhân dân tham gia ngăn sông đóng cọc, đắp rào cản khắp các nẻo đường. Tại Nam Định, Tổng đốc Võ Trọng Bình cũng không chịu ngồi yên chờ chết, ráo riết tiến hành phòng thủ, khiến H. Rivière rất lo ngại bởi con đường vào Huế đã bị khống chế.  Ngày 24 tháng 3 năm 1883, H. Rivière đưa quân đánh chiếm Nam Định. Ở Cầu Giấy, quân Hoàng Kế Viêm án ngự dọc bờ sông Tô, cánh quân Trương Quang Đản thì áp sát sông Hồng. 

Trong lúc Rivière đang đánh Nam Định, hai cánh quân Hoàng Kế Viêm ở Sơn Tây và Trương Quang Đản ở Bắc Ninh kéo về vây quanh nội thành Hà Nội. Rạng sáng 26 tháng 3 năm 1883, Hoàng Kế Viêm cho 4.000 quân từ phủ Hoài Đức tiến về Hà Nội, tấn công một số căn cứ giặc ở kho thóc trong thành, quân Trương Quang Đản chặn đánh dọc sông Hồng, pháo kích căn cứ Đồn Thủy. Hai chiếc thuyền Pháp tuần tiểu trên sông Hồng vừa đến khu vực làng Hạ Trì thì bị quân Hoàng Kế Viêm nổ súng chặn đánh. Quân của Hoàng Kế Viêm đem cả voi đi tuần trong lòng Hà Nội, tấn công cứ điểm Hàm Long, buộc H. Rivière phải xin lệnh Thống đốc ở Sài Gòn dẫn quân ra phủ Hoài Đức. 

Để tiến công quân Pháp, Hoàng Kế Viêm đưa quân áp sát Hà Nội, tổ chức một đội quân, giao Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy đột nhập vào thành và cho dán yết thị thách thức Rivière ra vùng Hoài Đức quyết đấu; đồng thời khẩn trương bố trí sẵn trận địa ứng chiến ở Cầu Giấy. Ông chia lực lượng thành ba cánh, lập trận địa theo hình vòng cung từ làng Dịch Vọng Tiền (Tiền Thôn) sang Dịch Vọng Trung (Trung Thôn) đến Hạ Yên Quyết, sẵn sàng đón đánh quân Pháp. Rạng sáng ngày 19 tháng 5 năm 1883, Rivière chỉ huy 500 quân Pháp, có đại bác yểm trợ, hành quân theo đường Cầu Giấy (Hà Nội) ra Hoài Đức. Chờ cho quân Pháp nằm gọn vào trận địa phục kích, quân triều đình bất ngờ xông ra chặn đánh quyết liệt. Sau hai giờ chiến đấu, quân triều đình đã tiêu diệt gần 100 sĩ quan và binh lính Pháp, trong đó có Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ là đại tá Rivière. 

Đại lý ngân hàng
Chiến thắng Ô Cầu Giấy lần thứ hai với cái chết của đại tá Rivière đã làm nức lòng nhân dân cả nước, khơi dậy một khí thế, cao trào đánh Pháp trên khắp cả nước ta. Trận Cầu Giấy ngày 19 tháng 5 năm 1883 đã làm cho bè lũ thực dân ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ rất hoang mang và lo sợ. Trong bối cảnh đó, chỉ một cuộc tấn công nhỏ của quân và dân ta cũng có thể giải phóng được Hà Nội. Như vậy, hai chiến thắng Ô Cầu Giấy cách nhau 10 năm (1873-1883), hai viên tổng chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kỳ đều bị giết chết ngay trên Ô Cầu Giấy. Người chỉ huy lập nên hai chiến thắng đó không ai khác chính là Hoàng Kế Viêm. Giống như 10 năm trước, khi F.Garnier bị chém đầu, cũng ở trận Cầu Giấy này, quân Pháp cũng hoang mang và dao động đến cực độ, đáng lẽ triều đình và vua Tự Đức phải thừa thắng xông lên quét sạch quân thù ra khỏi đất Bắc, nhưng ngược lại Tự Đức vẫn tiếp tục nuôi ảo tưởng thương lượng, nghị hòa cũng như hi vọng về sự giúp đỡ của nhà Thanh.  

Tháng 7 năm 1883, vua Tự Đức qua đời. Dục Đức lên ngôi được ba ngày thì bị tống giam đến chết. Hiệp Hòa lên thay làm cho nội bộ triều đình Huế tranh giành ngôi vua nên hết sức rối ren. Ba đời vua nối tiếp nhau trong vòng 4 tháng. Nhân cơ hội đó, ngày 15 tháng 8 năm 1883, tướng Pháp là Bu-ê (Bouet) được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Bắc Kỳ, đem gần 2.000 quân chia làm ba đạo có nhiều đại bác và tàu chiến yểm trợ đánh vào phòng tuyến bảo vệ con đường lên Sơn Tây của ta. Tuy nhiên, suốt hai ngày 15 và 16 tháng 8 năm 1883, cả ba đạo quân của chúng đều bị quân ta chặn đánh quyết liệt đến nỗi chúng không thể liên lạc được với nhau, buộc chúng phải kéo nhau chạy về Hà Nội.  Đầu tháng 9 năm 1883, Bu-ê lại đích thân chỉ huy một đạo quân khác gồm 200 tên đánh lên một căn cứ trên đường đi Sơn Tây. 

Nhưng căn cứ này được Hoàng Kế Viêm bố trí hết sức chặt chẽ. Bu-ê bị chặn đánh khắp nơi, phải kéo quân chạy về Hà Nội. Ngày 1 tháng 9 năm 1883, Bu-ê lại đích thân chỉ huy một đạo quân khác gồm hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến, hai đại đội lính ngụy, một đội sơn pháo kéo lên chiếm đánh làng Phùng ở phía đông sông Đáy trên đường đi Sơn Tây. Nhưng một lần nữa chúng phải nếm mùi thất bại. Đây là lần thứ hai Bu-ê bị bại trận dưới tay Hoàng Kế Viêm. Quân Pháp vẫn chưa thể đụng tới Sơn Tây. 

Thắng lợi của quân thứ Tam Tuyên do Hoàng Kế Viêm chỉ huy khiến cả Bắc Kỳ dấy lên tinh thần chống giặc hết sức sôi nổi. Lực lượng Hoàng Kế Viêm vẫn đang làm chủ Bắc Kỳ. Ngày 18 tháng 8 năm 1883, đô đốc Pháp là Cuốcbê (Courbet) chỉ huy một lực lượng hải quân tấn công vào Thuận An, đưa tối hậu thư đòi triều đình Huế giao tất cả các pháo đài rồi nổ súng đánh chiếm đồn trại của quân ta trên bờ. Trên đà thắng thế, thực dân Pháp bắt ép triều đình ký Hiệp ước Quý Mùi, hay còn gọi là Hiệp ước Hác-măng vào ngày 25 tháng 8 năm 1883, thừa nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, chấp nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Bắc Kỳ và Trung Kỳ.  

Với Hiệp ước Hác-măng, vua Hiệp Hòa phái khâm sai đại thần tức tốc ra Bắc chỉ thị cho Hoàng Kế Viêm cùng các quan văn võ, thần dân Bắc Kỳ phải triệt hết quân rút về Kinh. Nhưng Hoàng Kế Viêm kháng chỉ, không chịu thi hành lệnh hồi kinh mà chỉ rút khỏi phòng tuyến ngoại vi Hà Nội, quyết tâm ở lại Sơn Tây. Noi gương Hoàng Kế Viêm, dân chúng nổi dậy chống sự đầu hàng của triều đình. Hoàng Kế Viêm ở Sơn Tây và Trương Quang Đản ở Bắc Ninh trở thành những trung tâm chống Pháp trên đất Bắc Kỳ.  

Sau khi vua Kiến Phước lên ngôi cũng xuống dụ buộc Hoàng Kế Viêm và Trương Quang Đản giải binh về kinh. Tuy nhiên, Hoàng Kế Viêm vẫn không tuân theo mệnh lệnh. Đầu tháng 12 năm 1883, Cuốcbê (Courbet) chỉ huy một đạo quân lớn với gần 6.000 quân Pháp và ngụy binh có nhiều đại bác và tàu chiến yểm trợ tiến đánh Sơn Tây. Sở dĩ quân Pháp chọn Sơn Tây làm điểm tấn công chủ yếu vì đây một mặt là nơi Hoàng Kế Viêm đang trấn giữ, mặt khác là trung tâm của lực lượng kháng chiến ở Bắc Kỳ. Tổng đốc Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đã chỉ huy quân triều đình chiến đấu anh dũng, từng bước ngăn chặn và làm tiêu hao nhiều sinh lực địch.  

Ngày 14 tháng 12 năm 1883, tướng Cuốcbê (Courbet) chỉ huy 550 quân đánh lên Sơn Tây theo cả đường thủy và đường bộ. Đồn Phù Sa thất thủ, quân nhà Thanh tháo chạy làm cho trận địa rối loạn, buộc Hoàng Kế Viêm phải rút quân về đóng ở Hưng Hóa. Được tin thành Sơn Tây thất thủ, triều đình Huế vẫn liên tiếp xuống dụ đòi Hoàng Kế Viêm cùng tất cả đề đốc, lãnh binh triệt binh về kinh nhưng Hoàng Kế Viêm vẫn không chịu tuân dụ.

YÊU SỬ VIỆT st

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)