(Phần 2) - Quá trình xuất hiện và duy trì cơ chế lưỡng đầu về quyền lực chính trị ở Việt Nam từ thế kỷ XVI – XVIII. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

(Phần 2) - Quá trình xuất hiện và duy trì cơ chế lưỡng đầu về quyền lực chính trị ở Việt Nam từ thế kỷ XVI – XVIII.

Share This
(Phần 2) - Quá trình xuất hiện và duy trì cơ chế lưỡng đầu về quyền lực chính trị ở Việt Nam từ thế kỷ XVI – XVIII.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game


YEUSUVIET - Cho tới Trịnh Sâm, dù cũng có những thời điểm chao đảo nhất định, họ Trịnh đã tạo được tới 9 đời chúa có thực quyền, chấp chính suốt từ năm 1545 đến năm 1782. Xét về thực chất, trong các vương triều lớn từng hiện hữu trong lịch sử Việt Nam, có lẽ không có một vương triều nào nắm được thực quyền lâu đến như vậy. 

Bài liên quan

Đối chiếu tuổi thọ và thời gian ở ngôi của các vua Lê với tuổi thọ và thời gian nắm quyền của các chúa Trịnh (cho đến vị Chúa nắm được thực quyền cuối cùng) song hành trên trục thời gian, dễ dàng nhận thấy số phận của các vua Lê mong manh:  

- Trịnh Kiểm (1503 – 1570) cầm quyền 25 năm  
- Trịnh Tùng (1549 – 1623) cầm quyền 53 năm  
- Trịnh Tráng (1577 – 1657) cầm quyền 30 năm  
- Trịnh Tạc (1606 – 1682) cầm quyền 25 năm  
- Trịnh Căn (1633 – 1709) cầm quyền 27 năm  
- Trịnh Cương (1689 – 1728) cầm quyền 19 năm  
- Trịnh Giang (Khương) (? – 1740) cầm quyền 12 năm  
- Trịnh Doanh (1719 – 1767) cầm quyền 27 năm  
- Trịnh Sâm (1739 – 1782) cầm quyền 15 năm  

Trong số các vị chúa nói trên, người bị coi là “yếu kém” nhất là Trịnh Giang, nhưng chính ông chúa này lại là người bức tử Lê Đế Duy Phường (1732), sau khi vu cho vị vua này tội “thông dâm với cung phi của Chúa trước”(?), bêu riếu bằng cách giáng làm Hôn Đức Công rồi giết.  

Ứng với các đời chúa nói trên là 16 đời vua, mà thực chất là 15 người:  

- Lê Trang Tông (Duy Ninh) (1515 - 1548) ở ngôi 15 năm.  
- Lê Trung Tông (Huyên) (1535 – 1556) ở ngôi 8 năm.
- Lê Anh Tông (Duy Bang) (1532 – 1573) ở ngôi 16 năm.  
- Lê Thế Tông (Duy Đàm) (1567 – 1600) ở ngôi 27 năm.  
- Lê Kính Tông (Duy Tân) (1588 – 1619) ở ngôi 20 năm, con rể Trịnh Tùng, bị chính Trịnh Tùng bức phải thắt cổ chết.  
- Lê Thần Tông (Duy Kỳ) (1607 – 1662) ở ngôi 2 lần, nhường ngôi 6 năm,  cộng làm vua 38 năm.   
- Lê Chân Tông (Duy Hựu) (1630 – 1649) được Thần Tông nhường ngôi 6  năm (1643 – 1649), 20 tuổi thì mất.  
- Lê Huyền Tông (Duy Vũ, Cương mục chép là Duy Củ) (1654 – 1671) lên  ngôi lúc 9 tuổi, ở ngôi 9 năm.  
- Lê Gia Tông (Duy Hợi – có bản chép Duy Cối) (1660 – 1675) lên ngôi lúc 11  tuổi, ở ngôi 4 năm. (Thần Tông là cha của cả 3 vua chết trẻ này).  
- Lê Hy Tông (Duy Hợp, cũng là con Thần Tông, khi Thần Tông mất mới hoài  thai 4 tháng), (1663 – 1716), ở ngôi 29 năm, nhường ngôi làm thượng hoàng 12  năm.   
- Lê Dụ Tông (Duy Đường) (1680 -1731), ở ngôi 25 năm, nhường ngôi làm thượng hoàng 2 năm.
- Lê Đế Duy Phường (? – 1735).

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game
Con thứ Lê Dụ Tông nhưng vì là cháu ngoại  Trịnh Cương, nên được Trịnh Cương chọn làm Thái tử và buộc Dụ Tông  nhường ngôi. Nhưng chỉ được 3 năm, khi Trịnh Cương đột ngột mất, thì ông  vua xấu số này bị “tân chúa” là Trịnh Giang vu hãm, bị giết chết cùng năm với  việc Giang chọn anh trai Duy Phường làm vua kế vị.  

- Lê Thuần Tông (Duy Tường) (1699 - 1735) ở ngôi 4 năm. Con trưởng Dụ  Tông, được Trịnh Giang chọn lập sau khi phế Duy Phường.  

- Lê Ý Tông (Duy Thìn, Cương mục chép là Thận) (1719 – 1759), ở ngôi 6  năm (1735 – 1740), bị Trịnh Doanh ép phải nhường ngôi cho Duy Diêu là con  trưởng của Thuần Tông.  

Quyền lực của phủ chúa là điều không ai phải nghi ngờ. Về cách thức mà các chúa Trịnh nói chung chọn người kế vị ngai vàng, có lẽ đoạn văn sau đây của Cương mục phản ánh điển hình và mang nhiều hàm ý hơn cả: “Giang lập Duy Thận, em nhà vua lên ngôi, đổi niên hiệu, đại xá. Duy Thận, con thứ mười một của Dụ Tông và là em Thuần Tông. Lúc ấy Duy Thận 17 tuổi, kém Duy Diêu, con cả nhà vua (hoàng trưởng tử) 2 tuổi. 

Nhưng Trịnh Giang e rằng Duy Diêu tuổi đã trưởng thành, và nhận thấy Duy Thận là cháu ngoại bà Thái phi Vũ Thị (vợ Trịnh Cương ), trước kia vẫn nuôi nấng ở trong phủ, thân cận yêu thương có phần dễ kiềm chế. Giang mới nói thác ra rằng diện mạo Duy Thận giống như tiên đế, nên quyết ý lập làm vua. Bầy tôi không ai dám nói gì cả. Ngày Giáp Ngọ, làm lễ cáo Thái Miếu, ngày Bính Thân lên ngôi vua (tức Ý Tông)… 

Nhưng có một vấn đề khác cần bàn rõ hơn: phải chăng uy quyền của “vế thứ hai” trong phương trình, tức uy quyền của vua Lê, rộng hơn, của cung đình các vua Lê, như vẫn được khẳng định xưa nay, chỉ là ảo, mang tính chất thuần tuý tượng trưng, “ngồi chơi xơi nước”?   

- Lê Hiển Tông (Duy Diêu) (1717 – 1786), ở ngôi 46 năm, là ông vua duy nhất của triều Lê sống đạt tới ngưỡng 70 tuổi, cũng là ông vua bị thế nhân nghị bình là nhu nhược, vô tích sự bậc nhất trong các vua chúa! Hẳn Lê Hiển Tông là ông vua mà các đời chúa Trịnh “mong mỏi” nhất, nên mới được “tại vị” lâu nhất.

(Phần 2) - Quá trình xuất hiện và duy trì cơ chế lưỡng đầu về quyền lực chính trị ở Việt Nam từ thế kỷ XVI – XVIII.
Quả là các chúa Trịnh đã dùng “trăm phương ngàn kế” để vô hiệu hoá vai trò của các vua Lê, không ngần ngại sử dụng cả những biện pháp bạo lực tàn độc quyết liệt nhất. Kết quả là, trong khoảng thời gian hơn hai trăm năm “đồng tồn tại”, không một vị vua nào của nhà Hậu Lê (Lê Trung hưng) thể hiện được mình trong nền chính trị hiện thực với tư cách người làm chủ quốc gia, làm chủ vương triều. Căn cứ vào sử liệu, không một người quan sát hay nhà nghiên cứu nghiêm túc nào từng dành cho các vua Lê thời ấy những lời nhận định, đánh giá tích cực. 

Tuy nhiên, bất chấp những điều đó, chỉ tính từ năm 1592 trở đi (thời điểm tập đoàn Lê - Trịnh chiếm lại được kinh đô Thăng Long, chính thức trở lại vị thế quyền lực chính trị trung ương) cho đến khi Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào, các vua Lê vẫn là “những vị quốc chủ” – đó không đơn giản chỉ là hình thức. Có nhiều lý do có sức nặng hiện thực hơn người ta vẫn tưởng khiến cho các vua Lê duy trì được vị thế tuy mong manh, lay lắt mà vẫn khá bền vững ấy. 

(còn tiếp)
Lê Khắc An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)