Thái sư Trần Thủ Độ và Hồ Qúy Ly - Số phận, máu và nước mắt. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Thái sư Trần Thủ Độ và Hồ Qúy Ly - Số phận, máu và nước mắt.

Share This
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả

YEUSUVIET.COM - Trong lịch sử Việt Nam, hiếm có những nhân vật lịch sử nào lại có khá nhiều điểm tương đồng cũng như đối lập nhau như Thái sư Trần Thủ Độ và Hồ Qúy Ly.

Cả hai nhân vật Sử Việt đặc biệt này đều vẫy vùng trong thời loạn, cùng dựng lên triều đại mới, cùng đối đầu với quân xâm lược và cùng lưu danh thiên cổ nhưng lại có hai vị trí khác nhau. Một người lãnh đạo Dân tộc Việt vượt qua cuộc xâm lược đầu tiên của quân Mông Cổ, người còn lại cũng lãnh đạo một cuộc kháng chiến can trường nhưng thất bại thê lương...

Bài liên quan
>>> Việt Nam sử lược [PDF] - Trần Trọng Kim
>>> Nguyễn Văn Nhơn và Lã Mông - Hai đại tướng, hai thời đại, một ý chí
>>> Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư - Chỉ có dân mới biết mình sẽ thờ ai!?
>>> Ngũ hổ tướng thành Gia Định - Lê Văn Duyệt
>>> Tử chiến thành Đa Bang – Hồi 2: Sắt


Những người hùng thời loạn


Sự tương đồng nằm ở chỗ các Vị đều là những nhân vật xuất hiện vào buổi hoàng hôn, suy tàn của triều đại - Trần Thủ Độ với triều Lý và Hồ Qúy Ly với triều Trần. Trong những năm tháng cuối cùng của các triều đại Lý - Trần đó, cả hai nhân vật lịch sử nêu trên đều để lại những dấu ấn cực kỳ sâu đậm trong những chính biến và tranh quyền đoạt vị trong cung đình. Có thể nói, cả hai Vị đều là những người sáng lập nên một triều đại mới cho Dòng Họ của mình, đều dẫn dắt triều đại mới tiến vào "phép thử" chống cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù truyền kiếp hùng mạnh và bá quyền ở phương Bắc. Nhưng chỉ khác - và điểm khác biệt này đã đưa họ về hai vị trí hoàn toàn đối nghịch nhau trong Lịch Sử Việt Nam: Trần Thủ Độ đã chiến thắng oanh liệt kẻ thù phương Bắc rồi bước vào ngôi đền "Anh hùng dân tộc" huyền thoại, còn Hồ Qúy Ly đã thất bại, tức tưởi nhắm mắt ở đất khách quê người Trung Hoa và trở thành tội độ làm mất nước.


Với Thái sư Trần Thủ Độ thì hai từ "Anh hùng" mọi người có thể không thắc mắc, nhưng với Hồ Qúy Ly nhiều người sẽ cho là... xứng đáng, điều này cũng khó giải thích. Nhưng họ thật sự là những anh hùng của thời loạn. Khi Dòng Họ Nhà Lý của Đại Việt  đã không còn có một vị minh quân nào đủ sáng giá và tài năng hay một nhân vật tuyệt đối trung thành với dòng Họ Lý để cáng đáng cho cơ nghiệp đang đổ nát thì Họ Trần xuất hiện. Trong hoàn cảnh chính quyền trung ương tại Thăng Long của Nhà Lý đã không còn đủ khả năng đánh dẹp các cuộc nổi dậy của các thủ lĩnh địa phương hay các cuộc tiến quân của những thế lực quân sự mới, Họ Trần đã đứng ra và thay thế Họ Lý gánh vác điều đó. Trần Tự Khanh là người đầu tiên của Họ Trần rồi đến Trần Thủ Độ về sau thực hiện công việc đó.


Họ Trần đến ngày diệt vong cũng đi vào vết xe đổ của Họ Lý. Trong buổi hoàng hôn của triều đại, quyền lực dòng họ tập trung hết vào tay Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông nhưng ông lại không đủ dũng lược để lèo lái con thuyền Dòng Họ Nhà Trần sắp chìm giữa dòng chảy lịch sử. Sử Việt cũng phải đặt ra một câu hỏi: Lúc đó trong triều Trần, ngoài Hồ Qúy Ly ra thì Trần Nghệ Tông còn biết cậy dựa vào ai khác? Hồ Qúy Ly một mặt cũng có thực tài, nếu không ông đã không dẹp yên loạn Dương Nhật Lễ để lấy lại ngôi báu cho Cung Định Đại vương Trần Phủ (tức Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông), nếu không ông đã không mấy lần đánh bại vị vua vĩ đại nhất của lịch sử Champa Chế Bồng Nga... Chính những chiến công này đã làm Thái thượng hoàng tin dùng người hùng thời loạn Hồ Qúy Ly và tin tưởng đến nỗi dâng cả Vương triều Trần cho họ Hồ.


  1. Phan Thanh Giản - Trăm Năm Nhìn Lại
  2. Góc Nhìn Sử Việt - Phan Thanh Giản
  3. Thế Kỷ XXI Nhìn Về Nhân Vật Lịch Sử Phan Thanh Giản (Tái Bản 2015)
  4. Đặc Khảo Về Phan Thanh Giản
  5. Phan Thanh Giản - Nỗi Đau Trăm Năm (Tái Bản 2017)


Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả


Số phận của những người lãnh đạo kháng chiến chống ngoại xâm


Rồi đến khi đã thâu tóm quyền lực, sáng lập những Vương triều Trần và Vương triều Hồ trong lịch sử, cả Thái sư Trần Thủ Độ và Hồ Qúy Ly lại cùng bước vào một thử thách khác rất giống nhau: cùng lúc phải lãnh đạo quốc gia chống lại cuộc xâm lược của ngoại bang từ phương Bắc. Có một sự thật lịch sử, những đạo quân phương Bắc mà cả hai Vị đương đầu lúc mới hình thành triều đại đều thực sự là những Đế chế hung hãn với sức mạnh quân sự cực lớn và đủ sự tự tin sẽ chiếm trọn nước Việt. Nhưng về phía đối nội, còn một cuộc đối đầu khác với cựu triều Lý và cựu triều Trần. Nếu xét công bằng, Hồ Qúy Ly một mặt không đủ khả năng dẹp yên những thế lực của cựu triều Trần để củng cố sức mạnh trung ương nhưng mặt khác, chiều bài "phù Trần diệt Hồ" đã nói lên sự cả tin của những cựu thần triều Trần quá tin ngoại bang mà đem giặc vào cửa nha để đến nỗi Dòng Họ mất rồi Nước cũng mất. Nên có xét kỹ, Đại Việt phải gánh chịu cuộc Bắc thuộc lần thứ tư thì chính những người mang tiếng họ Trần đầu thế kỷ XV cũng phải gánh trách nhiệm không nhỏ.


Nhưng dù sao, như trên đã nói, các Vị là những "Anh hùng thời loạn" và trong thời loạn chắc chắn có thành, có bại, có lưu danh thơm muôn thuở nhưng cũng có vết tội ngàn năm.


Thái sư Trần Thủ Độ gầy dựng xong Vương triều Trần bằng cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh vào tháng 12 năm 1225, đã có khoảng thời gian 32 năm tính cho đến khi quân Mông Cổ gây ra cuộc Chiến tranh Nguyên Mông–Đại Việt lần 1 vào tháng 12 năm 1257. Trong 32 năm, các thế lực quân sự cát cứ từ cuối đời Nhà Lý như Nguyễn Nộn chiếm cứ Bắc Giang, Đoàn Thượng chiếm cứ Hồng Châu, đều bị Thái sư điều động các quân đi đánh dẹp hết. Mặt khác, trong 32 năm đó, ở phía Bắc, Trung Quốc của Nhà Tống bị Nhà Kim liên tiếp đánh bại, đẩy lùi về phía nam sông Hoài và thành lập Nhà Nam Tống năm 1257. Sau đó, Đế quốc Mông Cổ diệt Nhà Kim năm 1234, liên minh với Nam Tống tan vỡ và bắt đầu thâu tóm giang sơn của người Hán. Như vậy, điều đó cho thấy rằng, sau khi sáng lập triều Trần, Thái sư Trần Thủ Độ một mặt có tài năng và đức độ, mặt khác còn có thời gian để củng cố tiềm lực quốc gia, qua đó đã giành chiến thắng cuối cùng trong cuộc Kháng chiến thần thánh chống quân Nguyên Mông lần 1 vào tháng 12 năm 1257.


Nhưng với Hồ Qúy Ly, tình thế lại hết sức bi đát. Bài học lịch sử Việt Nam của thời kỳ sáng lập họ Trần bắt đầu lặp lại. Các tôn thất Họ Lý khi xưa chống đối Nhà Trần thế nào thì các tôn thất Họ Trần lại chống đối Nhà Hồ như thế. Nhưng chỉ khác, Nhà Hồ lập vương triều năm 1400 đã phải đương đầu ngay với cuộc xâm lăng của Nhà Minh năm 1406. Lúc này, Đại Minh dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Minh Thành Tổ Chu Đệ lên ngôi năm 1402, lấy niên hiệu Vĩnh Lạc, đã nhìn thấy sự loạn lạc ở "Giao Chỉ", lại có những cựu thần hay người Họ Trần sang cầu cứu, liền quyết tâm phải xâm lược Đại Việt. Bằng một sức mạnh quân sự dường như đã đến mức cực mạnh, cũng như với chiêu bài "Phù Trần diệt Hồ", đã đủ cho chúng ta thấy Thượng hoàng Hồ Qúy Ly cùng Nhà Hồ đang phải đương đầu với không chỉ một Nhà Minh đầy thủ đoạn mà còn cả với những người Họ Trần đã lầm lạc, lỡ nhìn kẻ thù thành bạn để rồi uất hận mà chết khi đã quá muộn như tình cảnh đau thương của Đại phu Bùi Bá Kỳ.

  1. Những Trận Đánh Nổi Tiếng Trong Lịch Sử Của Các Triều Đại Việt Nam
  2. Những Chuyện Lạ Khó Tin Về Các Vị Vua Việt Nam
  3. Nam Biều Ký - An Nam Qua Du Ký Của Thủy Thủ Nhật Bản Cuối Thế Kỷ XVIII
  4. Tâm lý dân tộc An Nam
  5. Những thám hoa đặc biệt trong lịch sử Việt Nam


Để rồi, sau này hậu thế nhìn lại, bài học mất nước của Nhà Hồ không chỉ của riêng Dòng Họ mà còn là bài học của một thời đại, bao gồm cả Họ Trần trong buổi xế chiều: Nhà Hồ không tập họp được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là một, Họ Trần lại để lợi ích của Dòng Họ lớn hơn lợi ích của Quốc gia, Dân tộc, Tổ quốc để rồi dẫn đến mất nước là hai. Tội của Hồ Qúy Ly và Nhà Hồ làm mất nước là lớn, nhưng tội của những người u mê tin theo thủ đoạn của người Hán với "Phù Trần diệt Hồ" lẽ nào lại không lớn hơn hay sao??? Bánh xe lịch sử đã lăn và không thể quay lại. Nó chỉ tiến về phía trước để rồi sẽ nghiền nát những Dòng Họ nào không nhận ra bài học đau thương "tin người phương Bắc sẽ giúp mình" và đáng tiếc hơn 380 năm sau, cựu hoàng Lê Chiêu Thống lại lạp lại vết xe đổ đó... 


Từ thế kỷ XXI nhìn lại lịch sử Việt Nam đã diễn ra trong quá khứ, người ta dẫu có bắt buộc phải công bằng cách mấy để đánh giá về việc tiền nhân đã làm, cũng không tránh khỏi việc xót xa, đau thương cho những số phận của nhưng "Anh hùng thời loạn". Nếu Hồ Qúy Ly có được hơn 30 năm như Thái sư Họ Trần để củng cố tiềm lực quốc gia, thì chắc gì Minh Thành Tổ có thể chiếm lấy được Đại Ngu và thành Đa Bang sẽ không phải ghi vào lịch sử chỉ với những dòng ai oán, bi hùng... Nhưng lịch sử không có giá như. Lịch sử chỉ có những bài học - những bài học không bào giỡ lỗi thời cho những triều đại Việt Nam về sau.


Hôm nay nhìn lại, dẫu có yêu - ghét, nhận định, cảm thông khác nhau với những Vị anh hùng như Thái sư Trần Thủ Độ và Thái thượng hoàng Hồ Qúy Ly nhưng cũng hãy dành cho tất cả các Vị một nén hương chân thành cho những người con mang Dòng Máu Việt đã không bán rẻ đất nước mình cho kẻ thù không đội trời chung... Chỉ tiếc, có những người trong họ hay giống như họ đã sinh ra không đúng thời đại...


YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)