Nhà Trần ba lần đánh đuổi quân xâm lược Mông - Nguyên - Phần 1. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Nhà Trần ba lần đánh đuổi quân xâm lược Mông - Nguyên - Phần 1.

Share This
Nhà Trần ba lần đánh đuổi quân xâm lược Mông - Nguyên - Phần 1.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

YEUSUVIET - Sau khi triều Lý suy vong, vương triều Trần được thiết lập (1226 - 1400). Trên nền tảng đã được xây dựng từ đời nhà Lý, triều Trần tiếp tục công việc kiến thiết đất nước, củng cố quốc gia thống nhất, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tiếp tục mở rộng biên cương về phía Nam.  Từ khi lên ngôi, Vua Trần Thái Tông đã củng cố chế độ trung ương tập quyền, khôi phục và phát triển kinh tế, củng cố quân đội và thiết lập quan hệ bang giao với các nước láng giềng. 

Bài liên quan

Đối với Chiêm Thành Vua Trần Thái Tông đã có nhiều chính sách để giử hoà hiếu hai nước “lấy đức vỗ về, sai sứ sang dụ” nhằm ổn định biên cường để xây dựng đất nước. Nhưng với Chiêm Thành, từ khi nhà Lý suy yếu thường đem thuyền nhẹ quấy rối, cướp phá cư dân ven biển. Khi Trần Thái Tông lên ngôi, mặc dầu trong quan hệ hai nước họ cố giử vẻ bên ngoài là thần phục, hàng năm cử sứ thần triều cống nhưng luôn “đòi xin lại đất cũ, có ý nhòm ngó nước ta”. Vùng đất Bố Chính, Lâm Bình và Minh Linh là biên ải của nước Đại Việt về phương Nam luôn ở trong tình trạng chiến tranh. Trong khí đó, ở phía bắc, sự phát triển của đế quốc Mông Cổ đang đe doạ nghiêm trọng nền độc lập và sự sống còn của dân tộc ta. 

Vào đầu thế kỷ XIII, những bộ lạc chăn nuôi du mục người Mông Cổ sống trên thảo nguyên Châu Á bắt đầu tập hợp lại thành một quốc gia. Đó là quá trình chiến tranh đổ máu giữa các bộ lạc và liên minh bộ lạc và người chiến thắng cuối cùng là Thành Cát Tư Hản (Tê mu Jin). Thành Cát Tư Hản đã xây dựng một nhà nước quân sự độc tài, lợi dụng ưu thế của tài cưỡi ngựa, bắn cung và tính ngoan cường của người Mông Cổ họ đã thành lập đội quân viễn chinh hùng mạnh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược hầu hết các nước Châu Âu và Châu Á. Trong nữa thế kỷ chinh phục, vua chúa Mông Cổ đã lôi kéo thế giới vào những cuộc chiến tranh tàn khốc và đã lập nên một để quốc hùng mạnh ở thế kỷ XIII. 

Năm 1252, chúa Mông Cổ là Mông Kha (Mông Ke) sai em là Hốt Tất Liệt (Khu Bi Lai) và tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uriang Khai Dai) đánh xuống nước Đại Lý (Vân Nam, Trung quốc). Lảnh thổ đế quốc Mông cổ đã áp sát biên giới nước ta và một cuộc chiến tranh xâm lược nước ta là không thể tránh khỏi. Đứng trước nguy cơ xâm lược của đế quốc Mông Cổ, lại bị quấy phá của quân Chiêm Thành, Trần Thái Tông quyết định đem quân đánh Chiêm Thành, giữ vững biên cương phía nam, ổn định tình hình đất nước chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông. Tháng hai năm Nhâm Tý (1252) Vua Trần Thái Tông thân chinh đánh Chiêm thành. Sách Đại việt ký toàn thư chép: “Nhâm tý, Nguyên Phong năm thứ 2/1252 (Tống Thuần Hựu năm thứ 13). 

Mùa xuân, tháng giêng, vua thân chinh đánh Chiêm thành, sai Khâm thiên Đại vương Nhật Hiệu làm lưu thủ. Chiêm thành từ khi nhà Lý suy yếu, thường đem thuyền nhẹ đến cướp bóc dân cư ven biển. Vua lên ngôi, lấy đức vỗ về, sai sứ sang dụ, tuy họ có ý thường sang cống, nhưng có ý đòi lại đất cũ và có ý nhòm ngó nước ta. Vua giận, nên có việc thân chinh này. Mùa đông, tháng 12, bắt được vợ của chúa Chiêm Thành là Bố Da La và nhiều thần thiếp, nhân dân của y rồi về”. Cuộc tiến đánh Chiêm thành của Trần Thái Tông năm 1252 là cuộc chinh phạt nhằm ngăm đe chứ không phải là cuộc chiến tranh xâm lược giành đất. 

Lúc này, triều Trần ý thức được rằng nguy cơ xâm lược chính là từ phương Bắc, vì vậy đánh Chiêm thành là để loại trừ hiểm hoạ phía nam, tập trung cho cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông sắp tới. Cuộc tiến đánh Chiêm Thành kéo dài 10 tháng và quân Trần đã sử dụng lực lượng quân sự khá hùng mạnh. Trong cuộc chiến đó nhân dân Bố Chính và Lâm Bình đã có những đóng góp to lớn về sức người và sức của cho đội quân Trần chinh phạt Chiêm ngăn chặn sự quấy rối biên giới phía nam. Sau cuộc tiến binh năm 1252, biên cương phía nam ổn định, nhà Trần bắt tay vào chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chông quân Nguyên Mông. 

(Còn tiếp)

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (360) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (157) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (73) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (26) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)