Nhà Trần ba lần đánh đuổi quân xâm lược Mông - Nguyên - Phần 2. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Nhà Trần ba lần đánh đuổi quân xâm lược Mông - Nguyên - Phần 2.

Share This
Nhà Trần ba lần đánh đuổi quân xâm lược Mông - Nguyên - Phần 2.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

YEUSUVIET - Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông hai nước Đại Việt và Chiêm Thành cũng có kẻ thù chung vì vậy đã liên kết, giúp đỡ nhau để bảo vệ độc lập chủ quyền của mỗi nước.  Năm 1257, chúa Mông Cổ mở cuộc tiến công lớn nhằm tiêu diệt triều nam Tống. Đạo quân của Ngột Lương Hợp Thai ở Vân Nam được lệnh tiến xuống đánh chiếm nước Đại Việt rồi từ đó, mở một gọng kìm đánh lên phía nam trung Quốc để phối hợp với các đạo quân từ phía bắc đánh xuống. Âm mưu của kẻ thù là xừa xâm chiếm nước ta, vừa lợi dụng địa bàn nước ta tạo thành mũi tiến công bất ngờ đánh vào hậu phương phía nam của nhà Tống. Tháng giêng năm 1258, quân địch theo lưu vực sông Hồng tiến quân xuống xâm lược nước ta. 

Bài liên quan

Trước quân địch đang lúc tiến công ào ạt, vua Trần quyết định tạm thời rời khỏi thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng. Khi quân địch vào Thăng Long chỉ thấy kinh thành trống không, không có lương thực, âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng bị phá sản. Sau một thời gian, nhận thấy thời cơ phản công đã tới, ngày 29 tháng 1 năm 1258, quân Trần mở một cuộc phản công quyết liệt vào Đông Bộ Đầu đánh đuổi quân địch ra khỏi biên giới. Lần đầu tiên quân Nguyên Mông thất bại nặng nề. Sau thất bại trong lần xâm lược lần thứ nhất (1258) quân Mông cổ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai. Lần này chúng mượn cớ đánh Chiêm thành để xâm lược nước ta. 

Cuối năm 1282, đạo quân Nguyên Mông do Toa Đô (Xô Ghê Tu) chỉ huy vượt biển đánh chiếm Chiêm Thành rồi âm mưu đánh lên Đại Việt từ phía nam, phối hợp với đại quân phía bắc đánh xuống nhanh chóng thôn tín nước ta.Quân Nguyên Mông bắt nhà Trần phải cung cấp lương thực và cho chúng mượn đường đánh Chiêm thành. Nhà Trần không những khước từ yêu cầu đó mà còn đem quân và chiến thuyền giúp Chiêm thành chống kẻ thù chung. Cuộc chiến đấu của quân và dân Chiêm Thành diễn ra rất quyết liệt. Nhân dân Chiêm Thành đã dựa vào “sông núi bền vững” để tổ chức cuộc kháng chiến. Nhiều lần nhà Nguyên cử sứ thần sang thu phục đều bị bắt. 

Đầu năm 1282 quân Nguyên đánh chiếm kinh thành Chà Bàn (Vijaya), nhân dân Chiêm Thành đã cho đốt hết kho tàng, lương thảo thực hiện tiêu thổ kháng chiến, bất hợp tác với giặc, rút vào rừng tiếp tục cuộc kháng chiến. Sau hơn 1 năm chiến đấu anh dũng bền bỉ nhân dân Chiêm Thành đã đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông. Quân Toa Đô phải rút quân ra phía bắc Chiêm Thành, đóng quân ở Việt Lý và Ô lý (Quảng Trị, Thừa Thiên ngày nay) chờ quân tiếp viện và phối hợp với đại quân của Thoát Hoan tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt. Cuộc kháng chiến của nhân dân Chiêm Thành không những đã bảo vệ độc lập dân tộc mình mà còn giúp cho nước Đại Việt kìm chân giặc Nguyên Mông chuẩn bị chu đáo cho cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) thắng lợi. 

Trong cuộc kháng chiến đó, hai nước Đại Việt và Chiêm Thành đã kề vai sát cánh cùng chiến đấu chống kẻ thù chung. Đây là biểu hiện đẹp đẽ của quan hệ giữa hai nước, cơ sở cho việc thiết lập quan hệ hưu nghị thân thiện ở giai đoạn sau. Tháng giêng năm 1285, quân Nguyên Mông lại tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Lần này chúng huy động một lực lượng lớn quân đội chia làm ba hướng tấn công vào Đại Việt. Đạo quân chủ lực do Thoát Hoan chỉ huy từ Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn. Đạo quân thủy từ Vân Nam tiến sang theo lưu vự sông Chảy. Ở phía nam, đạo quân do Toa Đô chỉ huy tiến đánh vùng Nghệ An, Thanh Hóa.  

Quân dân nhà Trần một lần nữa lại đã tổ chức cuộc kháng chiến, anh dũng phản công mãnh liệt lần lượt đánh bại đội quân viễn chinh xâm lược ở Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết  đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi. Sau hai lần thất bại trước nước Đại Việt nhỏ bé,  Hốt Tất Liệt quyết định bỏ kế hoạch xâm lược Nhật Bản để dồn lược lượng tấn công vào nước ta một lần nữa. Tháng 12 năm 1287, Quân Nguyên Mông  chia thành ba đạo quân: đạo quân chủ lực vẫn do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh Lạng Sơn; một đạo quân thủy từ Vân Nam theo sông Hồng tiến xuống; một đạo quân thủy từ cửa biển theo sông Bạch Đằng tiến vào. Quân dân nhà Trần lại tổ chức cuộc kháng chiến lần thứ ba và khi thời cơ đến đã phản công tiêu diệt đội quân xâm lược. 

Với chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, quân tâ đã đánh bại ý chí xâm lược của Nguyên Mông, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Ba lần đánh thắng tên đế quốc Mông Cổ hung hãn, dân tộc ta đã nêu cao tấm gương về sức mạnh và khả năng chiến thắng của một dân tộc kiên quyết chiến đấu để bảo vệ nền độc lập và chủ quyền  của đất nước. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (361) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (158) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (73) su-kien-su-viet (72) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (26) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)