Thanh thực lục và giá trị sử liệu về quan hệ giữa Nhà Thanh và Nhà Tây Sơn. - Phần 3 - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Thanh thực lục và giá trị sử liệu về quan hệ giữa Nhà Thanh và Nhà Tây Sơn. - Phần 3

Share This
Thanh thực lục và giá trị sử liệu về quan hệ giữa Nhà Thanh và Nhà Tây Sơn. .
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

YEUSUVIET - Cuộc chiến tranh giữa nhà Thanh và nhà Tây Sơn kết thúc bằng chiến thắng lớn của Tây Sơn. Bị thất bại nặng nề, song nhà Thanh không dám phát động tiếp một cuộc chiến để báo thù và đã phải chấp nhận thiết lập quan hệ bang giao hòa hiếu với Tây Sơn. Giữa hai bên có nhiều vấn đề cần giải quyết sau chiến tranh, như việc Tây Sơn trao trả tù binh nhà Thanh cho họ về nước, việc lập đền thờ các viên tướng nhà Thanh chết trận ở Việt Nam (Hứa Thế Thanh, Sầm Nghi Đống…). 

Nhưng quan trọng nhất có lẽ là hai vấn đề sau: 

- Phía Tây Sơn yêu cầu nhà Thanh phải chính thức công nhận quyền thống trị đất nước của Quang Trung. 

- Phía nhà Thanh yêu cầu Quốc vương Quang Trung sang Yên Kinh chúc thọ vua Càn Long 80 tuổi (năm Canh Tuất, 1790). Để “khởi động” cho vấn đề thứ nhất, Quảng Tây Tả giang binh bị đạo Thang Hùng Nghiệp viết thư cho Tây Sơn, gợi ý vua Quang Trung nên viết biểu “cầu phong” gửi lên Càn Long. Thay lời Quang Trung, Ngô Thì Nhậm đã soạn bức Trần tình biểu với lời lẽ mạnh mẽ, đanh thép, thể hiện tinh thần bất khuất: 
Đốc bộ đường Tôn Sĩ Nghị là đại thần ở biên giới đáng lẽ phải tra xét kỹ, tìm nguyên do vì sao Duy Kỳ bỏ nước và vì sao tôi phải đem quân vào, rồi tâu rõ lên Đại hoàng đế, chờ ngài phân xử… Thế mà vì nghe theo lời người đến trước, Nghị xé biểu chương của tôi ném xuống đất, rồi truyền hịch khắp trong nước, mượn tiếng khôi phục nhà Lê… Nghị điều binh qua cửa ải, chực “nhổ cỏ, nhổ cả rễ”, chém giết bừa bãi để hả dạ tham tàn. Tôi ở tít tận chân trời xa xôi, chẳng biết việc đó là do Đại hoàng đế sai khiến hay là tự kẻ bày tôi nơi biên giới trá mệnh để cầu công?...” và “Ngày hôm ấy, quân Sĩ Nghị xông ra đánh trước, vừa mới giao phong đã vỡ chạy tán loạn, thây chết chồng chất lên nhau, đầy đồng, nghẽn sông… (Bang giao tập).
Kết thúc bài biểu văn có đoạn: “Tôi đóng quân ở thành Long Biên, ngóng trông về cửa trời… có tờ biểu tạ tội và trần tình này, nhờ quan Quảng Tây phân tuần Tả giang binh bị đạo chuyển tâu trình giúp… Tôi kính cẩn sai sứ sang cửa khuyết, xưng phiên thần, sửa lễ cống.. Lại sẽ xin đem số người hiện còn của nhà vua (tức tù binh nhà Thanh) mà dâng nộp để bày tỏ tấc lòng chân thật này”.

Không biết Thang Hùng Nghiệp có dám chuyển bức Trần tình biểu lên Càn Long đọc không, nhưng trong Dụ chỉ ngày 7-4-1789 (dương lịch) nói: “Phúc Khang An truyền hịch dụ Nguyễn Huệ, trong sự nghiêm khắc nên mở một con đường. Nên dụ rằng: “Người hối tội đầu hàng, nhưng trong biểu văn dùng từ cũng chưa ổn; Bản bộ đường đáng phải bác trả lại. Nếu tình và từ ngữ thành khẩn, lập ngôn cung thuận, sẽ giúp người trần tấu, để đợi chỉ tuân hành…”.

Sau đó Càn Long đã cử một sứ bộ do Thành Lâm dẫn đầu mang sắc phong, thơ Càn Long tặng Quang Trung sang Việt Nam. 
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Qua Đại Việt quốc thư, chúng ta biết cuộc chuẩn bị đón tiếp sứ bộ nhà Thanh được nhà Tây Sơn tổ chức chu đáo, từ Lạng Sơn, qua các trạm Pha Lũy, Thành Đoàn, Nhân Lý, Chi Lăng, đến Kinh Bắc qua các trạm Tiền Lệ, Cần Doanh, Thọ Xương, Thị Cầu, Lã Khối, Gia Quất và Thăng Long là đình Kiên Nghĩa, Lễ bộ đường.

Nhưng có vấn đề vừa phức tạp, vừa thú vị nẩy sinh là Quang Trung nhận sắc phong ở đâu, vì Quang Trung yêu cầu sứ bộ nhà Thanh phải vào Thuận Hóa, còn phía nhà Thanh đòi Quang Trung làm lễ thụ phong tại Thăng Long. Sau nhiều lần dàn xếp giữa Ngô Thì Nhậm và Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An, cuối cùng Thăng Long được chọn làm nơi tiến hành lễ thụ phong. Tuy nhiên Quang Trung nhiều lần thoái thác không ra Thăng Long khi với lý do: “Thăng Long đã hết vượng khí”, lúc lấy cớ bị ốm để trì hoãn.

Việc vua Quang Trung “bị ốm”, chưa ra Thăng Long nhận sắc phong đã được báo cáo về cho Càn Long biết, điều đó được nói trong Dụ chỉ ngày 3-12-1789 (dương lịch): “Tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh tâu: “Căn cứ theo lời Thành Lâm bẩm rằng: Vào ngày 23 tháng 9 (âm lịch) đến vùng Gia Quất nước An Nam. Nguyễn Quang Bình (tức Nguyễn Huệ) sai con là Quang Thùy, cùng quan viên hơn 100 người, cung kính dâng tờ trình của Nguyễn Quang Bình, có nói: “Vào tháng 8 đang lo việc xây thành Nghĩa An (Nghệ An), thì tiếp nhận được tin biết rằng đã được phong làm An Nam Quốc vương, bèn đình chỉ việc xây thành rồi khởi hành ngay. Đi đến huyện Đông Thành, chẳng may bị bệnh, phải tạm lưu lại để điều trị, đợi ngày thuyên giảm sẽ đến thành nhà Lê (Thăng Long) kính cẩn nghênh mệnh…”.

Dụ chỉ ngày 3-12-1789, viết: “Dụ cho các quân cơ đại thần: “Tôn Vĩnh Thanh tâu: Theo sự bẩm báo của Thành Lâm, bệnh của Nguyễn Quang Bình đã đỡ, bắt đầu khởi hành từ Nghĩa An (Nghệ An) vào ngày 3-10 (âm lịch) để đến thành nhà Lê và có thể tới nơi vào khoảng giữa tháng. Thành Lâm định chọn giờ tốt trước ngày 20 để hành lễ”.

Dụ chỉ ngày 19-12-1789 (dương lich): “Lại dụ rằng: “Tôn Vĩnh Thanh tâu: “Theo lời bẩm của Thành Lâm, Nguyễn Quang Bình đến thành nhà Lê vào ngày 14 tháng 10 (âm lịch), chọn giờ tốt vào ngày 15 làm lễ tuyên phong. Nguyễn Quang Bình hoan hỉ cảm động phát ra tự tấm lòng thành, định vào tháng 3 năm sau (Canh Tuất) đích thân đến kinh đô khấu đầu chúc thọ…”.

Theo Đại Việt quốc thư, lễ sắc phong vương cho Quang Trung, nhà Tây Sơn vẫn theo lệ cũ của triều Lê, tổ chức long trọng tại điện Kính Thiên.

Điều thú vị đáng nói ở đây là nhà Tây Sơn cho người cháu họ ngoại Quang Trung là Phạm Công Trị đóng giả Quang Trung ra Thăng Long nhận sắc phong. Và cũng chính Phạm Quang Nghị lại là “Giả vương” dẫn đầu một sứ bộ của Tây Sơn gồm 150 người sang nhà Thanh mừng Càn Long “Bát tuần đại khánh” vào tháng 4 năm Canh Tuất (1790), vấn đề mà Càn Long quan tâm, mong muốn nhất. Việc chuẩn bị và đón tiếp sứ bộ “Giả vương” của Tây Sơn đã được Càn Long chỉ đạo hết sức chu đáo: từ việc quản thúc chặt chẽ Lê Chiêu Thống cùng nhóm cựu thần nhà Lê tại các địa phương Trung Quốc đến việc may y phục, mũ, đai cho Quang Trung, ban thưởng nhân sâm cho thân mẫu Quang Trung, đặt tiệc chiêu đãi Quang Trung trên đường đi qua các địa phương…

Chi phí tiền bạc cho cuộc đón tiếp sứ bộ “Giả vương” rất lớn. Sau khi nghe tâu trình về số ngân lạng phải bỏ ra quá lớn, Càn Long nói: “Sau khi Nguyễn Quang Bình đến kinh đô, tự nhiên phải định ngày tháng triều kiến...., nếu cứ tiêu phí quá như vậy thì đời cực thịnh cũng khó có thể tiếp tục mãi. Kinh phí của quốc gia có mức, y là người gì mà mỗi ngày phải tiêu đến 4.000 lạng bạc. Đi lại hơn 200 ngày thì tiền phí tổn tất cả phải đến 80 vạn lạng. Chẳng bằng dùng số tiền này làm phí tổn cử binh, để phục thù cho bọn Hứa Thế Thanh…” (Dụ chỉ ngày 21-7-1790 dương lịch).

Qua nguồn sử liệu Thanh thực lục, cũng như Bang giao hảo thoại, Bang giao tập, Dụ Am văn tập, Đại Việt quốc thư…, chúng ta thấy rõ nhà Tây Sơn thời Quang Trung không chỉ giành được chiến công oanh liệt trên mặt trận quân sự mà còn thu được những thắng lợi rất vẻ vang về ngoại giao với nhà Thanh. Trong kho sử tịch Trung Quốc lưu giữ ở Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội trước kia (nay là Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội, 26 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) có bộ Đại Thanh thực lục, mà nhà sử học Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm đã khai thác, sử dụng khi ông viết cuốn Quang Trung anh hùng dân tộc 1788-1792 .

Sau Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm ngót nửa thế kỷ, tức là vào những năm 70 của thế kỷ XX, một vài nhà sử học khi viết về sự nghiệp Quang Trung đại phá quân Thanh ở Thăng Long đầu xuân Kỷ Dậu 1789, cũng có dẫn Đại Thanh thực lục, song hình như chỉ là trích dẫn gián tiếp, không phải lấy trực tiếp từ văn bản Thanh thực lục, bởi vì từ những năm 60 của thế kỷ trước, trong tủ phiếu thư viện mà Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp để lại đã không còn thấy phiếu sách Thanh thực lục nữa?

Đại Thanh thực lục là bộ sử vốn có ảnh hưởng rất lớn đối với triều Nguyễn ở Việt Nam.

Khi Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn Đại Nam thực lục, đã mô phỏng rất sát thể tài, kết cấu và quy cách biên soạn Đại Thanh thực lục, đồng thời cũng tiếp thu mô hình tổ chức hành chính đời Thanh được ghi chép trong Đại Thanh thực lục. Qua Đại Nam thực lục, chúng ta biết khi tiến hành cuộc cải cách hành chính trên toàn quốc, vua Minh Mệnh đã đọc kỹ Đại Thanh thực lục. Như trên đã nói, những ghi chép về quan hệ giữa nhà Thanh đời Càn Long và nhà Tây Sơn trong Thanh thực lục, có giá trị sử liệu quý, rất cần thiết đối với chúng ta khi nghiên cứu về cuộc chiến tranh Thanh - Tây Sơn, trong đó có sự chỉ đạo chặt chẽ của Càn Long, cũng như các mối quan hệ bang giao, kinh tế… Thanh - Tây Sơn sau kết thúc chiến tranh.

Do có điều kiện được tiếp xúc trực tiếp Thanh thực lục cũng như biết rõ giá trị sử liệu trong Thanh thực lục, nên học giả Hồ Bạch Thảo đã bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian để lần đọc rồi trích dịch toàn bộ thực lục nói về quan hệ Thanh - Tây Sơn, gồm 209 dụ chỉ, trong đó có 198 dụ chỉ của Càn Long và 11 dụ chỉ của Gia Khánh.

Trong Lời giới thiệu của Tác giả ở Thanh thực lục: Sử liệu chiến tranh Thanh - Tây Sơn, do Nhà xuất bản Hà Nội in năm 2007, Hồ Bạch Thảo tâm sự: “Đây là những tài liệu quý về lịch sử, nên có nhiều bạn đọc muốn thưởng thức nguyên văn và các nhà khảo cứu cũng cần có bằng chứng, nên chúng tôi khổ công sưu tầm các đạo dụ có liên quan đến Việt Nam để in kèm với bản dịch. Nhưng khốn nỗi bộ Thanh thực lục tại thư viện Trường Đại học Princeton mà chúng tôi dùng để tham khảo, bao quát Mãn Châu thực lục cùng 11 triều nhà Thanh từ Thái Tổ đến Đức Tông, gồm 4433 quyển, chép những sự việc liên quan đến nội bộ Trung Quốc và nhiều nước lân bang. Làm công việc trích ra những đạo dụ liên quan đến Việt Nam, chẳng khác gì các bà nội trợ kiên nhẫn đãi gạo từ cát sạn, chúng tôi chịu khó làm một lần, để các nhà nghiên cứu sau này khỏi phí thì giờ thêm nữa”.

Học giả Hồ Bạch Thảo làm được công việc vất vả nhưng rất hữu ích này, quả là ông phải có “tấm lòng yêu quốc sử” sâu sắc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)