Về quan hệ sách phong, triều cống Minh - Đại Việt - Nguyễn Thị Kiều Trang - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Về quan hệ sách phong, triều cống Minh - Đại Việt - Nguyễn Thị Kiều Trang

Share This
Vế quan hệ sách phong, triều cống Minh - Đại Việt - Nguyễn Thị Kiều Trang.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

YEUSUVIET - Quan hệ sách phong, triều cống Minh - Đại Việt nhìn chung là mối quan hệ ôn hòa và đã được đưa vào quy thức trên nhiều khía cạnh. Bên cạnh những sự "nhún nhường" nhất định và sự "thần phục" nhiều khi chỉ trên danh nghĩa, là sự đấu tranh rất kiên định và khôn khéo của Đại Việt trước những yêu sách của Nhà Minh trong quan hệ sách phong, triều cống để giữ vững quốc thể và tính độc lập, tự chủ của quốc gia. Hình thức sách phong, triều công xuất hiện từ thời Tây Hán, được các vương triều kế tiếp không ngừng mở rộng và đạt đến đỉnh điểm vào thời kỳ Nhà Minh (1368 - 1644).

Sau giai đoạn mất ổn định kéo dài từ thời Nam Tống đến cuối thời Nguyên, Trung Quốc dưới triều Minh đã bước vào thời kỳ phát triển hưng thịnh trở thành một quốc gia hùng cường ở châu Á và trên thế giới. Đây cũng là thời kỳ Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ra toàn châu lục. Tuy nhiên, do vấp phải những trở lực lớn ở cả ba phía bắc, đông, tây nên Đông Nam Á và Nam Á, đã trở thành khu vực thu hút sự quan tâm hàng đầu của chính quyền Nhà Minh. Đây cũng là khu vực chính để Nhà Minh khôi phục và mở rộng hệ thống triều cống truyền thống. Do vị thế địa - chính trị, sự tương đồng văn hóa bởi ảnh hưởng của thời kỳ Bắc thuộc, các vương triều Đại Việt trở thành một trong những mối quan hệ sách phong, triều cống điển hình.

Nho giáo cũng là một cơ sở tư tưởng của quan hệ sách phong, triều cống giữa Nhà Minh và các vương triều phong kiến Việt Nam. Nho giáo khởi phát từ Trung Hoa cổ đại, không ngừng được phát triển để được chọn làm công cụ cai trị về tư tưởng của các vương triều phong kiến Trung Hoa và trở thành tư tưởng chính thống trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Nho giáo được du nhập vào nước ta từ rất sớm - thời kỳ Bắc thuộc, vì mục tiêu chính trị và cai trị người Việt. Từ thời Lê sơ trở về sau, Nho giáo cũng trở thành tư tưởng chính thống của Đại Việt vì hệ thống tư tưởng này tuy khác biệt nhiều với tư tưởng của Khổng Tử nhưng đã được sửa đổi, bổ sung để phù hợp cho việc cai trị một quốc gia.

Nho giáo đã trở thành tư tưởng chung của giai cấp phong kiến cầm quyền ở cả hai nước. Nho giáo với các thuyết thiên mệnh, chính danh, đạo vua - tôi... bảo vệ trật tự đẳng cấp phong kiến, bảo vệ trật tự quan hệ nước lớn, nước nhỏ. Và theo những thuyết này - dĩ nhiên vua nuớc nhỏ phải phục tùng vua nước lớn là Trung Quốc, tức là phục tùng thiên triều, trái điều đó là trái với mệnh trời. Nhà Minh tiếp tục dựa vào Nho giáo, để duy trì, bảo vệ địa vị nước lớn của mình, còn các vương triều Đại Việt do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo cũng thừa nhận trật tự nước lớn nước nhỏ trong thế giới quan phong kiến, chấp nhận cầu phong và triều cống Nhà Minh.

Các vương triều Đại Việt cũng luôn nhận thức sâu sắc rằng. giữ quan hệ hòa hảo với Trung Hoa - một nước láng giềng lớn đang độ cường thịnh dưới triều Minh và luôn không bao giờ bỏ ý định thôn tính Đại Việt là nhiệm vụ đối ngoại hàng đầu. Trong bối cảnh lịch sử thời đó, việc duy trì quan hệ sách phong, triều cống là một phương sách hữu hiệu giúp Đại Việt giữ được độc lập, hòa bình, ngăn chặn sự xâm lược của Nhà Minh. Quan hệ này còn giúp các vương triều Đại Việt khẳng định được địa vị chính thống của mình ở trong nước và trong khu vực. Có thể nói, những nhu cầu và lợi ích đa dạng của các vương triều phong kiến của cả hai nước trong quan hệ sách phong, triều cống là động lực để cả hai cùng duy trì và củng cố quan hệ này.

YÊU SỬ VIỆT trích đăng, chỉnh sửa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)