Cuộc nội chiến đầu tiên của người Việt. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
lịch sử việt nam, yêu sử việt, nội chiến việt nam, triệu quang phục, lý phật tử, lý nam đế, hậu lý nam đế

YEUSUVIET.COM - Năm 208 Tr.CN, An Dương Vương mắc mưu Triệu Đà, dẫn đến mất nước, người Việt rơi vào vòng đô hộ của người Hán và lịch sử Việt Nam chính thức bước vào đêm trường 1.000 năm Bắc thuộc. Trong đêm trường tiền đồ dân tộc tăm tối đó, những cuộc kháng chiến của người Việt có lúc thành, lúc bại đã chứng minh cho sức sống mạnh mẽ, trường tồn của dân tộc Việt Nam. Và trong những năm tháng ngắn ngủi người Việt hơn 50 năm giành tự chủ cho mình, đã để lại một bài học cũ mà mới sâu sắc đến tận ngày hôm nay: Bài học nội chiến và Đoàn kết quốc gia. Cuộc chiến Triệu Việt Vương - Hậu Lý Nam Đế chính là cuộc nội chiến Việt Nam đầu tiên mang rõ bài học đó.
Bài liên quan

Sau 500 năm Bắc thuộc, người Nam giành lại nước...

Đại Việt Sử ký toàn thư (Sử ký) chép lại rằng, năm 43 SCN, Hai Bà Trưng hoàn toàn bị Mã Viện tiêu diệt, người Việt sau 3 năm tự chủ tiếp tục trở lại sự đô hộ, đồng hóa của nhà Đông Hán. Cho đến trước năm 541 khi Lý Nam Đế dựng cờ khởi nghĩa, các cuộc nổi dậy của nhân dân các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Giao Chỉ và Bà Triệu đều nhanh chóng bị đánh bại. Những cuộc nổi dậy đó dù nhanh chóng bị dập tắt, nhưng cũng giống như những ngôi sao "Sức sống Dân tộc Việt" luôn cố hết mình vụt sáng rồi vụt mất trong đêm trường Bắc thuộc...

Năm 541, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư trốn chạy về nước, tiến quân vào thành Long Biên. Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, lấy hiệu Lý Nam Đế, lập ra Nhà Tiền Lý, đặt tên nước là Vạn Xuân, cắt đặt người tài lúc bấy giờ là Triệu Túc làm Thái phó, Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ... cùng ước muốn đất nước từ đây độc lập, vững bên trải qua năm tháng trường tồn như Vạn mùa Xuân... Tiếc rằng, lúc đó tướng đô hộ Nhà Lương là Trần Bá Tiên - một trong những dũng tướng mà sau này đã tự mình soán ngôi Nhà Lương để lập nên Nhà Trần, mang quân sang đánh, khiến Lý Nam Đế phải thua rồi chạy về động Khuất Lão và mất năm 548.

Trước khi mất, Lý Nam Đế giao nước lại cho Triệu Quang Phục nhằm đương cự với Nhà Lương. Năm 547, Triệu Quang Phục biết Nhà Lương đang mạnh và Bá Tiên là tay tướng giỏi, mới đem quân vào đầm Dạ Trạch mà tính kế lâu dài. Sau đó, Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục tiếp nối cơ nghiệp của Nhà Tiền Lý, xưng là Triệu Việt Vương - tiếp tục lãnh đạo người Việt kháng chiến chống đô hộ Bắc thuộc. Trần Bá Tiên dẫn quân Lương không tài nào tiến được vào đầm Dạ Trạch, ngược lại còn hay bị quân Nam đánh úp, giết quân lính, cướp quân lương rất nhiều. Cuối cùng, Nhà Lương có biến, triệu Bá Tiên về, phó tướng Dương Sàn ở lại nhanh chóng bị Triệu Việt Vương đánh chết, quân Lương tan rã rút chạy về nước. Nước Vạn Xuân dựng lại, người Việt lại sống tiếp trong cảnh thái bình 23 năm (từ năm 548 đến năm 570)


... Nước Nam lại mất, vì nội chiến đầu tiên của người Việt.

Tuy nhiên, độc lập quốc gia giành lại khó khăn, nhưng cũng nhanh chóng mất đi khi người phương Bắc mạnh trở lại mà người nước Nam tự mình nội chiến, chia rẽ lẫn nhau.

Năm 555, Lý Thiên Bảo - là anh của Lý Nam Đế, dựng nước Dã Năng, lấy hiệu Đào Lang Vương. Sau đó Đào Lang Vương mất, để nước Dã Năng lại cho Lý Phật Tử - một người cùng họ Lý. Lý Phật Tử không nghĩ đến sự nghiệp đất nước vừa giành lại còn chưa vững vàng, họa ngoại xâm của người Hán còn treo lơ lửng ở phía Bắc, trong lòng tham lam quyền lực, có lòng xảo trá mà đem quân đánh Triệu Việt Vương. Sau năm lần đánh mãi không thắng, Lý Phật Tử xin hòa, dùng con trai là Nhã Lang xin lấy con gái Triệu Việt Vương là Cảo Nương rồi ở rể. Cuối cùng, Nhã Lang cùng Lý Phật Tử bàn kế đánh úp, Triệu Việt Vương không phòng bị vì quá tin Phật Tử là người họ của Lý Nam Đế xưa, cuối cùng tự vẫn ở cửa biển Đại Nha (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay).

Năm 571, Lý Phật Tử lên ngôi vua nước Nam, không đặt đế hiệu, Sử ký gọi là Hậu Lý Nam Đế. Việc Lý Phật Tử lấy được nước là việc làm xảo trá, lấy tâm dạ gian trá mà đối đãi với lòng thành của Triệu Việt Vương, dẫn đến nội tình người Việt lúc đó không được thống nhất một lòng. Lúc này, Nhà Tùy thành lập năm 581, nhanh chóng ổn định tình hình phía Bắc. Đến năm 602, sai Lưu Phương mang quân sang đánh Lý Phật Tử. Lý Phật Tử nghe tin đó, đến khi Lưu Phương kéo đến Châu Phong thì tự trói ra hàng, bị bắt về Bắc rồi chết ở đó...

Đến đây, cuộc nội chiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam kết thúc. Một kết thúc mà nhiều khi... muốn chửi thề vì không có hậu một chút nào so với cuộc nội chiến Bách Việt giữa Văn Lang và Tây Âu. Nhưng dù muốn dù không, cuộc nội chiến giữa Triệu Việt Vương và Hậu Lý Nam Đế vẫn để lại cho chúng ta hôm nay một bài học mãi mãi không bao giờ là cũ: bài học đoàn kết quốc gia và phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết.

Kết thuộc cuộc nội chiến với Triệu Việt Vương, Lý Phật Tử có đến những 32 năm ở ngôi (571 - 602) nhưng lại chẳng xây dựng được một quốc gia hùng mạnh đủ sức kháng cự khi người Bắc quay lại. Điều này còn nói lên một điều đau đớn khác, là vào một kỳ, thời khắc cấp bách nào đó của lịch sử dân tộc Việt Nam, chúng ta đã không có đủ sức mạnh, sự đoàn kết và những con người đủ sức gánh vác trọng trách bảo vệ đất nước. Lý Phật Tử tự trói ra hàng, quân lính cũng tự mình tan rã, người trong nước không ai dựng cờ khởi nghĩa... Chẳng lẽ sau 32 năm hòa bình, tự chủ đã làm cho người Việt quá u mê, nhu nhược mà không nhìn thấy bóng ma Bắc thuộc vẫn còn lảng vảng trên đầu mình? Nhưng đó chỉ là cái trách của chúng ta đời sau. Trách cứ tiền nhân chi bằng phải tự mình gánh vác trách nhiệm của thời đại, của dân tộc giao cho mình thì đúng hơn hay sao???

Mãi đến năm 713, Mai Thúc Loan mới dựng lại ngọn cờ khởi nghĩa lớn nhất trong thời kỳ Bắc thuộc thứ ba, xưng niên hiệu Mai Hắc Đế, viết tiếp bài trường ca giành tự chủ dân tộc bằng Bản hùng ca Hoan Châu khởi nghĩa. Dù rằng chỉ trải 10 năm, đến năm 723 thì cuộc khởi nghĩa bị dập tắt và  những năm 766 - 780, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng xuất hiện, nhưng sự quả cảm và kiên cường liên tục của người Việt trong một thế kỷ đã chứng minh sức sống dân tộc Việt Nam vẫn chưa bị dập tắt hoàn toàn, mà ngược lại sức sống đó vẫn mạnh mẽ và ngày một bùng lên dữ dội. Rồi đến thế kỷ thứ X, Khúc Thừa Dụ dựng nền tự chủ, người Việt bắt đầu những năm tháng gian khổ nhất để giành lại Tổ quốc mình...

Nhưng giá như, người Việt biết đoàn kết, thì Bắc thuộc liệu có còn kéo dài hay sẽ nhanh chóng bị dẹp tan??? Nhưng lịch sử không có giá như và lịch sử chỉ có những con người với hành động đúng/sai và lưu mãi đến ngàn năm. 

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (370) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (162) su-viet-hom-nay (101) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (77) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (28) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)