Phim cổ trang lịch sử Việt Nam và nỗi đau không phai. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Phim cổ trang lịch sử Việt Nam và nỗi đau không phai.

Share This
lịch sử việt nam, yêu sử việt, phim lịch sử, phim cổ trang
YEUSUVIET.COM - Lịch sử Việt Nam với những biến động và đầy những sự kiện ly kỳ, hấp dẫn lẫn tang thương vẫn loay hoay chờ một ngày bước vào thế giới điện ảnh để đến gần với công chúng hơn. Khi những bộ phim sử thi Châu Âu, phim cổ trang Hoa, Nhật, Hàn... luôn chiếm trọn những khung giờ vàng trên ti vi hay rạp chiếu phim, câu hỏi về những bộ phim của lịch sử Việt Nam đang ở đâu, những bộ phim cổ trang Việt Nam đang ở đâu trên sân đấu chiến trường nước nhà!?

Bài liên quan

Khi phim điện ảnh "Thiên mệnh anh hùng" của đạo diễn Victor Vũ ra rạp vào tết 2012, như một phát súng báo hiệu đầu tiên cho cách làm phim và hướng tiếp cận phim lịch sử mới, bộ phim nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận và nhất là những người YÊU SỬ VIỆT. Với dàn diễn viên trẻ trung, xinh đẹp và lối diễn đầy thu hút, khắc họa rõ nét tính cách nhân vật và câu chuyện tranh quyền đoạt vị ở bên trong nội bộ Vương triều Hậu Lê, bộ phim gây được điểm nhấn mạnh mẽ về ấn tượng diễn viên phim trong dòng phim cổ trang. Nhưng có lẽ mạnh mẽ hơn hết, phải kể đến sự kỳ công của đoàn làm phim khi đưa vùng núi non, sông nước của cố đô Hoa Lư, Ninh Bình lên phim ảnh. Vùng đất năm nào các vị vương đế đầu tiên của nước Việt xưng hùng nay như sống lại một cách uy nghiêm, hùng vĩ nhưng không kém phần thanh bình, yên ả. Sự kết hợp của công nghệ làm phim tiên tiến cùng dàn diễn viên phù hợp và bối cảnh phim đậm chất Việt Nam đã mang về những thành công nhất định cho "Thiên Mệnh Anh Hùng".

Tuy nhiên, ở phía đối nghịch còn lại, "sứ mệnh mót lúa sau mùa thu hoạch" của những nhà phê bình cùng vài tờ báo lá cải, fanpage rẻ tiền tiếp tục hoàn thành tốt vai trò thọc gậy bánh xe và ngồi yên nhặt sạn cùng chê trách những người tâm huyết với Sử Việt trong khi chính bản thân mình không đóng góp, không làm được gì cho nền điện ảnh cổ trang nước nhà. "Thiên mệnh anh hùng" như bức bình phong dễ hiểu nhất và rõ ràng nhất để nhìn về thái độ của những kẻ, những tờ báo lá cải, những fanpe rẻ tiền mượn tiếng bình luận, đánh giá Sử Việt, yêu Sử Việt với thái đổ chủ quan, cổ hủ để tự kinh doanh, PR cho bản thân mình nhưng lại không đổ máu và nước mắt thông qua lao động chân chính vì tình yêu với Sử Việt. Không có sự chung sức, đồng lòng và trên hết là chân thành vì một tình yêu Sử Việt thật sự thì mãi mãi người Việt chỉ có "thuộc sử Tàu hơn sử Ta".

Nhìn về Trung Hoa mà xem, họ đưa "Tam quốc diễn nghĩa bảy phần thực ba phần hư" của La Quán Trung vào dòng phim cổ trang của họ một cách thành công và rực rỡ như thế nào. Bằng việc tiểu thuyết hóa, điện ảnh hóa lịch sử Trung Hoa, họ tiếp tục nâng cao hơn nữa, tiếp nối một cách mạnh mẽ hơn nữa truyền thống và tinh thần "dân tộc chủ nghĩa" của cha ông họ. Có thể chúng ta không biết được chính xác kết quả mà những gì phim lịch sử Trung Hoa đã mang lại cho dân tộc họ là gì, nhưng ít nhất đối với... Việt Nam thì rõ ràng: thế hệ nào cũng thuộc sử Tàu hơn sử Ta. Cha ông người Việt chúng ta luôn cố gắng để vượt qua "cái ách kềm kẹp" của văn hóa Hán tộc. Ngày trước cha ông chúng ta còn bị hạn hẹp khi chỉ biết có mỗi "thiên triều" và vài nước lân bang ở xung quanh cùng làm "chư hầu", nhưng bây giờ thì thế hệ chúng ta đã biết đến cái gọi là "thế giới phẳng" rồi, thì chẳng lẽ cứ để chúng ta và thế hệ con, cháu chúng ta tiếp tục "thuộc sử Tàu hơn sử Ta"???

>>> Lý Thường Kiệt - Đại chiến Như Nguyệt giang - Phần 3 (cuối) - Việt sử kiêu hùng
>>> Cuộc tiến đánh Bắc kỳ của quân đội Mãn Thanh và Hiệp ước Thiên Tân 1882
>>> Ngô Quyền khôi phục quốc thống giành lại trời Nam

Chúng ta muốn thoát khỏi cái vòng tròn sử Tàu, sử Ta đó thì trước hết chính thế hệ này phải làm được những điều khác biệt và phải thành công hơn những gì cha ông chúng ta đã làm. Vì thế hệ chúng ta hơn thế hệ cha ông chúng ta ở chỗ chúng ta không bị bó buộc vào một thế giới quan chỉ có mỗi "thiên triều" là duy nhất mà chúng ta còn có một thế giới bao la, rộng lớn ở xung quanh và vĩ đại hơn nghìn lần sử Tàu. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào khác, điện ảnh nói riêng và dòng phim cổ trang nói chung chính là tiếng nói và sản phẩm hữu hình mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất cho cố gắng, quyết tâm vì một tình yêu với Sử Việt. "Hồi chuông Thiên mụ", "Đêm hội Long Trì", "Thiên mệnh anh hùng"... đã bước vào điện ảnh từ những tiểu thuyết cũng giống như "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung bên Tàu - mà đã là tiểu thuyết thì phải có hư cấu và miễn đừng quá làm méo mó lịch sử là được.

Dòng phim lịch sử nói chung và tại Việt Nam nói riêng, kinh phí và phim trường luôn là những vấn đề nan giải nhất khi quyết tâm dành tâm huyết cho một tác phẩm cổ trang thuần Việt. Như các đạo diễn đã đau đáu mà phải nói rằng:
Tại Việt Nam, làm phim dã sử, lịch sử, cổ trang khó gấp 10 lần so với các thể loại khác. Bởi bối cảnh, phục trang... của chúng ta không nhiều. Do đó, đoàn làm phim phải làm lại từ đầu và gần như toàn bộ (Đạo diễn Đỗ Đức Thịnh (phim Trạng Quỳnh)). Đạo diễn Nguyễn Hữu Trọng tổng kết lại ba vấn đề chính của phim cổ trang là: Sản xuất chưa có nhiều kinh nghiệm; Trong quá trình sản xuất thiếu công nghệ hỗ trợ; Thiếu cái nhìn khách quan về phim lịch sử, vẫn còn nhìn câu chuyện lịch sử một cách đóng khung.
Để lôi kéo được khán giả đến rạp xem phim, bộ phim cổ trang phải thật chỉn chu trước hết về "nét riêng" của văn hóa Việt so với các nước xung quanh, nhất là với phim cổ trang Trung Quốc. Sự bành trướng và ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa từ xưa và việc du nhập quá nhiều những tác phẩm cổ trang Hoa ngữ đã khiến sức ảnh hưởng của văn hóa Hán trên phim ảnh quá lớn trong tâm trí người xem. Cay đắng hơn, chính những nhà bình luận người Việt tự cho mình quyền so sánh đâu là "văn hóa Hán" trong tác phẩm cổ trang Việt để rồi chê bai thậm tệ, không thương tiếc trong khi lại không hiểu được những vất vả mà người tâm huyết đã dày công thực hiện. Tất nhiên, chúng ta sẽ kịch liệt phản đối và tẩy chay những phim ảnh ghi tên Sử Việt nhưng vận lấy 100% trang phục, văn hóa Hán nhưng để có thể đưa ra bình luận đâu là "trang phục, văn hóa Hán" chúng ta cũng phải hiểu được những hệ quả của 1.000 năm Bắc thuộc và những nổ lực của cha ông ta sau năm 938 đã cố gắng xây dựng một bản sắc văn hóa, trang phục riêng như thế nào.

Có những thứ như ngôn ngữ, phong tục của người Hán tồn tại trong văn hóa Việt thì chúng ta buộc phải chấp nhận nhưng chấp nhận để thay đổi, chấp nhận để người Việt sẽ là người Việt 100%.

Để phát triển mạnh mẽ và tạo được một vị thế lớn hơn trong tương lai, không cách nào khác ngoài việc chính nền điện ảnh cổ trang Sử Việt phải tự khẳng định vị trí của mình và đè lên bọn lá cải, bình loạn, fanpage rẻ tiền cũng như tiếp thu một cách chân thành nhất sự đóng góp, góp ý cua 3nhu74ng người tâm huyết với lịch sử Việt Nam. Ngày nay, khi ngày càng có nhiều người trẻ tiên phong đi sâu nghiên cứu một cách khoa học, bài bản hơn về văn hóa, cuộc sống của người Việt xưa và có sức lan tỏa, ảnh hưởng rất lớn trong cộng đồng mạng cũng như xã hội, chính là khẳng định sự quan tâm của cộng đồng, xã hội cho quá khứ và lịch sử Việt Nam của mình. Nếu lúc này, cộng đồng những người YÊU SỬ VIỆT chúng ta biết cách tập họp không chỉ khả năng của bản thân mà cả việc cùng giải quyết những vấn đề muôn thuở nêu trên của nền điện ảnh cổ trang Việt, chắc chắn một ngày rất gần thôi, nền điển ảnh cổ trang Sử Việt sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường và truyền tải Sử Việt đến với công chúng ngày càng gần gũi hơn, hào hùng hơn và tự hào hơn.

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)