Thượng tướng Đàm Quang Trung. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
 Thượng tướng Đàm Quang Trung..
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

YEUSUVIET - Cao Bằng, miền đất địa linh nhân kiệt, là cái nôi của cách mạng Việt Nam. Khi nhắc tới lịch sử cách mạng nơi đây, chúng ta sẽ nhớ ngay đến những vị anh hùng dân tộc, vị tướng tài ba. Trong đó không thể không nhắc tới Đàm Quang Trung. 

Bài liên quan

Đàm Quang Trung (1921-1995) là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông tên thật là Đàm Ngọc Lưu, dân tộc Tày, sinh ngày 12/9/1921 tại bản Nà Nghiềng, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Năm 1937 ông tham gia hoạt động cách mạng năm 14 tuổi và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 2/1939. Tháng 5/1940, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam rồi quản thúc tại địa phương đên tháng 3/1941, ông được các đồng chí tổ chức thoát khỏi sự quản thúc và sang Tĩnh Tây (Trung Quốc). Tại đây, ông tham gia công tác tại cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương ở hải ngoại, sau đó ông được Nguyễn Ái Quốc cử đi học ở Trường quân sự Hoàng Phố cùng các đồng chí Hoàng Văn Thái, Vũ Lập, Hoàng Minh Thảo, Nam Long… Nhiều người trong số họ về sau trở thành những tướng lĩnh lừng danh của Quân đội nhân dân Việt Nam.  

Tháng 7/1944, ông về nước với bí danh là Đàm Quang Trung và được giao nhiệm vụ tổ chức huấn luyện và chỉ huy một đội du kích ở vùng biên giới Cao Bằng. Tháng 12/1944, sau trận đánh Phay Khắt – Nà Ngần, ông đưa đơn vị du kích của mình sáp nhập vào Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp thành lập ngày 22/12/1944 tại rừng Trần Hưng Đạo, Nguyên Bình. Ông được phân công làm Trung đội trưởng, sau đó được cử làm chỉ huy Đội vệ binh bảo vệ Trung ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tân Trào (Tuyên Quang). Ngày 29/7/1945, một toán nhân viên OSS trong đội “Con Nai” của Hoa Kỳ, do Thiếu tá Allison Thomas chỉ huy, nhảy dù xuống xã Kim Lung, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang để liên lạc và phối hợp với Việt Minh đánh Nhật. 

Đàm Quang Trung được chỉ định làm Đại đội trưởng Đại đội hỗn hợp Việt – Mỹ, Thiếu tá Thomas làm Tham mưu trưởng, với nhiệm vụ xây dựng cơ sở và lựa chọn những chiến sĩ Việt Minh để huấn luyện cách sử dụng vũ khí Mỹ cho cuộc chiến tranh du kích chống Nhật. Ngày 18/8/1945, ông chỉ huy một cánh quân Việt Nam Giải phóng quân, cùng với các cố vấn OSS (không có Thiếu tá Thomas), tiến về Thái Nguyên, tạo áp lực hỗ trợ Việt Minh giành chính quyền. Sau khi Thái Nguyên giải phóng, đơn vị ông nhanh chóng phát triển thành cấp chi đội, do ông làm Chi đội trưởng. Ngày 25/8/1945, đơn vị ông tiến về Hà Nội và đóng quân tại trại Bảo an binh của Pháp trước đây. Ông được giao nhiệm vụ chỉ huy cuộc duyệt binh chào mừng Lễ Độc lập ngày 2/9/1945 tại Ba Đình, Hà Nội. Một nữ đội viên trong chi đội của ông là Đàm Thị Loan vinh dự được kéo lá quốc kỳ trong buổi lễ này.  

Sau 20 ngày tuyên bố độc lập, quân đội Pháp, có sự hỗ trợ của quân Anh, chiến sự bùng nổ ở Miền Nam Việt Nam, một cuộc chiến đấu không cân sức giữa nhân dân Việt Nam khát khao độc lập, tự do chỉ có súng ống lạc hậu và gậy tầm vông với một bên là đội quân viễn chinh được trang bị vuc khí hiện đại. Để chi viện miền nam chiến đấu, hàng loạt các đơn vị tình nguyện Nam tiến được thành lập. Đàm Quang Trung được giao nhiệm vụ làm Chi đội trưởng Chi đội 4 Nam tiến. Lúc bấy giờ, đơn vị được gọi theo tên người chỉ huy, nên đơn vị của ông là Chi đội Đàm Quang Trung. Ông đã chỉ huy chiến đấu nhiều trận nổi tiếng. Trong trận đánh đồn Kông Pơ Long, ông đã cho bộ đội làm những xe lăn bằng rơm rạ, vô hiệu hoá đạn súng trường, tiểu liên của địch; mở đột phá khẩu mà không dùng bộc phá hay sử dụng cách đánh đặc công và đã tiêu diệt căn cứ Kông Pơ Long. 

Ngày 6/3/1946 ký Hiệp định sơ bộ Pháp – Việt nhằm tranh thủ thời gian hòa hoãn để củng cố lực lượng kháng chiến. Ông được rút về Bắc và giữ chức Khu trưởng Đặc khu Hà Nội, kiêm Trung đoàn trưởng Tiếp phòng quân. Ngày 29/3/1946, ông được giao nhiệm vụ chỉ huy cuộc diễu binh giữa Vệ quốc đoàn và Quân đội Pháp tại Vườn hoa Canh Nông như một biểu hiện thiện chí hòa bình. Nhận thấy thiện chí hòa bình không ngăn cản được tham vọng khôi phục thuộc địa của Thực dân Pháp, tháng 10/1946, Đàm Quang Trung được Trung ương cử vào Đà Nẵng giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Ủy ban Quân sự Quảng Nam – Đà Nẵng, kiêm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 31. 

Cuối năm 1948, Liên khu 5 được thành lập trên cơ sở hợp nhất Khu 5, Khu 6 và Khu 15. Ông được cử làm Phó Liên khu trưởng, kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn chủ lực của Liên khu. Tháng 10/1950, ông được điều ra Bắc giữ chức Đại đoàn phó Đại đoàn 312 vừa mới thành lập. Từ năm 1953 đến năm 1954, ông cùng Đại đoàn tham gia đánh nhiều trận giải phóng Thượng Lào. Đặc biệt, đơn vị ông là đơn vị đã tiêu diệt cứ điểm Him Lam ngày 13/3/1954 để mở màn và cũng là đơn vị bắt sống bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ngày 7/5/1954 để kết thúc Chiến dịch Điện Biên Phủ - “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. 

Ngày 1/1/1955, lần thứ 3 Đàm Quang Trung được cử làm chỉ huy cuộc diễu binh, chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng về lại Thủ đô sau 9 năm kháng chiến. Tháng 3/1955, ông được cử làm quyền Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 thay ông Lê Trọng Tấn sang giữ chức Giám đốc Học viện Lục quân. Tháng 6/1955, Đại đoàn 312 được biên chế lại thành Sư đoàn 312. Ông được cử làm quyền Tư lệnh Sư đoàn. Tháng 6/1957, Đàm Quang Trung được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu Đông Bắc kiêm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 332 trong một thời ngắn. Sau đó, ông sang Liên Xô theo học tại Học viện Quân sự Frunze và là học viên xuất sắc ở đây. Đầu năm 1958, Đàm Quang Trung về nước, đến tháng 4/1958, ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn và được phong hàm Đại tá. 

Tháng 3/1961, ông được điều sang làm Tư lệnh Quân khu Việt Bắc, Thường vụ Quân khu ủy. Tháng 8/1966, ông được điều ra tiền phương giữ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh tiền phương Bộ Quốc phòng tại Mặt trận B5 (tỉnh Quảng Trị), kiêm Phó Tư lệnh Quân khu 4, Bí thư Quân khu ủy Quân khu 4. Năm 1967, ông được cử làm Chính ủy kiêm Bí thư Quân khu ủy Quân khu 4. Trong Sự kiện Tết Mậu Thân 1968, ông là chỉ huy lực lượng tập kích Thành cổ Quảng Trị. Trong Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào, ông giữ chức vụ Tư lệnh pháo binh Mặt trận. Năm 1973, ông được cử làm Tư lệnh Quân khu 4 thay cho tướng Vương Thừa Vũ. Đến tháng 4/1974, Đàm Quang Trung được thăng quân hàm Thiếu tướng. Tháng 7/1976, ông được phân công giữ chức Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 1, Bí thư Quân khu ủy. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV (tháng 12/1976), ông được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng và Ủy viên Quân ủy Trung ương.  

Năm 1979, Trung Quốc xâm lấn các tỉnh biên giới Việt Nam. Tại chiến trường Quân khu 1, ông chỉ huy các lực lượng tại chỗ đánh trả lại lực lượng gồm 18 sư đoàn bộ binh, 6 trung đoàn xe tăng và các đơn vị binh chủng khác, do tướng Hứa Thế Hữu – Tư lệnh Quân khu Quảng Châu chỉ huy, tấn công các tỉnh biên giới Đông Bắc của Việt Nam. Kinh nghiệm chiến trường phần nào giúp ông chỉ huy có hiệu quả và gây thiệt hại nặng nề cho phía Trung Quốc. Với chiến tích này, tháng 1/1980, ông được tấn phong hàm Trung tướng. Tháng 7/1981, ông được Quốc hội khóa VII bầu giữ chức Ủy viên Hội đồng Nhà nước, kiêm Tư lệnh Quân khu 1. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V (tháng 3/1982), ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1984, ông được phong quân hàm Thượng tướng, làm Tư lệnh Quân khu 1, Bí thư Đảng ủy Quân khu 1. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI (tháng 12/1986), ông được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Tháng 6/1987, ông được Quốc hội khóa VIII bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc. Ông là Đại biểu Quốc hội từ khóa IV đến khóa VIII. Ông nghỉ hưu năm 1992 và mất ngày 3/3/1995 tại thủ đô Hà Nội. Thượng tướng Đàm Quang Trung là một trong những vị tướng tài danh của Quân đội nhân dân Việt Nam. 

Hiện nay, tên của ông được đặt tên cho một phần của đường vành đai 2 tại trung tâm thành phố Cao Bằng. Thượng tướng Đàm Quang Trung là người con tiêu biểu của quê hương cách mạng Hà Quảng, do đó ngày 16/11/2018 UBND huyện Hà Quảng tổ chức Hội nghị đổi tên trường THPT Hà Quảng thành trường THPT Đàm Quang Trung. 

CTV SINH THỊ THÙY

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (357) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (154) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (71) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (48) chong-phap (46) nha-hau-le (44) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) le-dai-hanh (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) khoi-nghia-lam-son (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) hung-vuong (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) le-thai-to (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) hùng vương (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)