Quan Và Lại Ở Miền Bắc Việt Nam - Emmanuel Poisson - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM
 Quan Và Lại Ở Miền Bắc Việt Nam - Emmanuel Poisson.
Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam
YEUSUVIET - "Mặc cho những biến động do cuộc xâm lược gây ra và những kháng cự của người Việt, chế độ quan trường ở miền Bắc Việt Nam trong thế kỷ XX vẫn trường tồn: có thể gọi như vậy cái nghịch lý từ đó bắt nguồn công trình nghiên cứu của chúng tôi. Biến động chính trị có vẻ mang tầm vóc lớn hơn so với những điều nó làm nảy sinh trong hệ thống hành chính. Phải chăng từ đó ta có thể suy rằng biến đổi của nền hành chính dân sự tuân theo một logic khác với những gì diễn ra trong biến đổi về chính trị do việc mất chủ quyền đem lại? 

Bài liên quan

Thật vậy, không thể trả lời dễ dàng câu hỏi đó, nhưng đặt vấn đề một cách thô bạo có cái lợi là chuyển dịch được góc độ phân tích. Vì vậy nó giải thích công trình nghiên cứu hành chính nhà nước ở giai đoạn bản lề của nước Đại Nam” với nền đô hộ Pháp, vào thời điểm mà hệ thống chính trị triều Nguyễn và hệ thống quyền lực mới đang được xây dựng tại Bắc Kỳ khó ăn khớp với nhau. Ý đồ duy lý hóa bộ máy quan lại mở đầu từ gần cuối thế kỷ XIX trên thực tế chẳng phải đã được khởi nguồn từ rất lâu đó chăng? Chẳng phải nó đã kéo từ những cải cách của Lê Thánh Tông ở thế kỷ XV, đến cải cách của Minh Mệnh vào đầu thế kỷ XIX đó sao? Câu hỏi này có vẻ có hiệu quả hơn cách đặt vấn đề đã cũ về một quá trình hiện đại hóa hành chính đơn giản, đồng nghĩa với việc cải cách triệt để do chế độ thuộc địa đem lại. Phần lớn những tranh luận về chủ đề cải cách hành chính trước ngưỡng cửa của thế kỷ XX chẳng phải là tiếng vọng của những cuộc tranh luận từ thời tiền thuộc địa đó sao?

Trước khi suy luận xa hơn, việc xem xét lại ngôn từ không phải là vô ích khi đang còn những điểm mơ hồ, trong dư luận chung cũng như trong giới khoa học, về khái niệm quan, chế độ quan lại, lại viên. Đối với nho sĩ Việt Nam - Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục (1777) hay Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí (1821) - rồi các tác giả Pháp thời thuộc địa, quan được định nghĩa như là một viên chức, rường cột thực sự của nhà nước. Có thể bổ sung định nghĩa đó bằng cách thêm rằng từ mandarin trong tiếng Pháp đã được vay mượn từ mandarim của người Bồ Đào Nha năm 1581, tiếng Bồ dùng để chỉ các viên chức cao cấp ở Mã Lai, Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1514. Từ mandarim là biến dạng của từ mandar (ra lệnh, tống đạt), gốc chữ Phạn mantrin (cố vấn nhà nước) qua trung gian tiếng Mã Lai mantari. 

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Tiếng Phạn xuất phát từ chữ mantra (lời khuyên), có từ gốc là man (suy nghĩ). Gốc này gắn với gốc tiếng Ấn-Âu chỉ sự vận động của tư tưởng, biểu hiện trong tiếng La tinh là mens, từ đó mà có chữ mental. Xuất hiện trong tiếng Pháp với nghĩa “cố vấn của vua, của quan thượng thư, ở châu Á”, từ đó có ý nghĩa hiện tại là “viên chức cao cấp Trung Quốc, Đông Dương hay Triều Tiên” năm 1604. Còn chữ mandarinat (chế độ quan trường), biến thể của từ trên, ra đời năm 1700, mang hai ý nghĩa: chức trách, chức vụ của người làm quan; bộ máy quan trường. Việc sử dụng của các nhà sử học có thể dẫn đến lẫn lộn: nó bao gồm toàn bộ các nhân viên hành chính, hay chỉ dùng riêng đối với quan? 

Từ Hán- Việt quan lại không có sự hiểu nhầm: nó chỉ toàn bộ những kẻ cai trị nhưng vẫn có sự phân biệt chủ yếu trong bộ máy hành chính giữa quan (viên chức chịu trách nhiệm) với lại (kẻ thừa hành), nhân đây cũng lưu ý đối với Việt Nam, lại là bộ phận rất ít được giới sử học nghiên cứu, vì họ quá bị cuốn hút bởi bộ phận quan. Nhưng chỉ giới hạn trong từ nguyên của quan (mandarin) và quan trường (mandarinat), chẳng phải là làm nghèo đi sự phong phú của ngữ nghĩa và không chấp nhận cuộc tranh luận về chủ đề này? Hai từ đó không chỉ nói lên quy chế của quan chức và quan trường, mà còn là những biểu hiện vô cùng hàm súc, đến độ chúng làm lu mờ ý nghĩa vốn có của hai từ này. Một số người nghĩ rằng quan và quan trường có nghĩa quá “nhạy cảm”, đề nghị thay thế bằng những từ trung tính hơn như công chức hay bộ máy công chức. Ngược lại, chúng tôi đã quyết định giữ lại hai từ đầu tiên vì sự nhạy cảm của chúng nằm ở trung tâm công trình này.

Xem xét nhanh nguồn tư liệu xưa sẽ cho phép ta nắm vững hơn tính hai mặt của cách biểu hiện đó vì phần lớn các lời thường được dùng để ca tụng hay chê bai quan trường đều bắt nguồn từ những khuôn mẫu xưa hơn. Xuất xứ dầu tiên là của Việt Nam. Ai cũng biết chính sử Việt Nam, do quan chức viết cho quan chức, được coi như là một công cụ luân lý đối với quan chức. Tiêu biểu cho thái độ đó là những mô hình đạo đức do Đại Nam liệt truyện đưa ra, và việc xử lý các trường hợp tham nhũng của quan lại trong Đại Nam thực lục

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Tiêu chuẩn và mẫu hình của người quân tử cũng được đưa ra trong các sách không chính thức như Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn Trong lời tựa, ông đã đối lập giá trị của người quân tử và kẻ tiểu nhân qua những ví dụ rút ra từ các sách kinh điển đạm bạc/xa hoa; vị tha/ich kỷ; vô tư/tham lam; hy sinh/vụ lợi" Cả một luồng tư tưởng trong những người cai trị thuộc địa, những người nhiệt tình ngưỡng mộ chế độ quan trường, đã lấy lại mô hình đó. Chẳng hạn Luro đã dựng nên chân dung cao cả của Phan Thanh Giản "mà cuộc đời tu và công có thể lấy làm mẫu mực cho mọi thời và ở mọi nước”. 

Và Luro đã chỉ rõ các “đức tính truyền thống” của viên quan này: hiếu thảo khi ông đến cứu cha mình, cương trực và thành thật với vua ngay cả khi ông đã bị giáng chức và điều đi hiệu lực ở Quảng Nam. Hay khi làm lính thì vẫn nêu gương dũng cảm và kỷ luật. Sự hy sinh và liêm khiết của Phan Thanh Giản cũng được tác giả này thán phục” ở Pasquier cũng có cùng một dấu ấn về mô hình Việt Nam cổ điển Hoàng Diệu và Phan Thanh Giản đã khiến ông phải nói lên sự ngưỡng mộ của mình trong sách Nước An Nam xưa: "Ví dụ tuyệt vời về lòng hy sinh và tinh thần ái quốc cao (...), ví dụ về tính độ lượng, về tính khắc kỷ cao cả mà toàn dân An Nam thấu hiểu (...).”

Một nguồn khác không thể bỏ qua, là những bài viết của các giáo sĩ dòng Tên ở Trung Quốc, hoặc nói trực tiếp hay qua trung gian của các nhà triết học Khai sáng, đánh dấu sự hâm mộ vào cuối thế kỷ XIX. Gaubil, Bartoli và Magaillans chẳng phải đã để lại cho các nhà triết học Khai sáng hình ảnh của một chế độ quan trường “dân chủ” và đạo đức đó sao? Tính khách quan của hệ thống thi cử, sự hy sinh vì quyền lợi chung của các ông quan đã mê hoặc các nhà triết học, từ Quesnay đến Voltaire (trù Montesquieu). Vì vậy mà Lanessan, cựu toàn quyền Đông Dương, năm 1895 đã dẫn lại lời viết của một giáo sĩ dòng Tên thế kỷ XVIII để nói lên lòng biết ơn và sự mến phục sâu sắc của xã hội đối với các quan chức.

Lịch sử việt nam, vietnamese history, ho chi minh, vo nguyên giáp general, trần hưng đạo, việt nam sử lược, trần trọng kim, lê thái tổ, nhà trần, gia long, quang trung, lê thánh tông, chiêm thành, thăng long, phan thanh giản, Tứ Phủ Xét Giả, board game, sách lịch sử việt nam

Họ đặt ra huấn điều thứ sáu, theo đó người ta không thừa nhận tầng lớp quý tộc thế tập: việc phân chia đẳng cấp trong xã hội chỉ phụ thuộc vào chức trách (...) Giáo sĩ dòng Tên ở Bắc Kinh mà tôi đã dẫn ở trên, viết về chủ đề này cách đây hơn một thế kỷ “Lòng kính trọng sâu sắc của con đối với cha và sự sùng bái của dân đối với các quan bảo đảm hơn tất cả mọi thứ, bình an trong các gia đình và yên tĩnh trong các thành thị (...).”2)

Tuy nhiên, việc bôi xấu quan trường đã dần dần thay thế tính lý tưởng hóa này. Đẳng cấp “có đặc quyền”, “độc đoán” thậm chí “chuyên chế”, “tham nhũng” những nhận xét lên ản đó rất phổ biến trong các bài tranh luận của các nhà nho cách tân như Phan Chu Trinh, được tiếp nối vào những năm 1930 bằng Nguyễn Văn Vĩnh, của các nhà truyền giáo Pháp ở Việt Nam như giám mục Puginier hay nhà văn Albert de Pouvourville. Nảy sinh từ giữa thế kỷ XIX, việc cho rằng giới quan lại tuyển chọn nhân viên qua hệ thống khép kín, nếu đến đầu thế kỷ XX nó vẫn cung tồn tại với việc lý tưởng hóa giới này, cuối cùng đã thắng thế

Liệu chúng ta có thể vượt qua, hay chí ít cũng không bị trói buộc vào hình ảnh hai mặt đó của chế độ quan lại Việt Nam hay không? "



YÊU SỬ VIỆT


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (359) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (156) su-viet-hom-nay (95) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (84) sach-lich-su (72) su-kien-su-viet (71) facebook (53) sach-su-hien-dai (49) chong-phap (46) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (25) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) ho-chi-minh (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)