Những lần thay đổi triều đại trong Sử Việt - Phần 1 - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

lịch sử việt nam, history of vietnam, yêu sử việt, vietnamese history, thay đổi triều đại, phong kiến việt nam, nhà ngô, nhà đinh, nhà tiền lê
YEUSUVIET.COM - Lịch sử Việt Nam trải qua bao thăng trầm, biến thiên với chiến tranh, hòa bình luôn đan xen lẫn nhau. Trong dòng chảy đầy biến động đó, sự hình thành và lãnh đạo của các triều đại quân chủ (hoặc được gọi là phong kiến) luôn có một vai trò nhất định và ảnh hưởng cực kỳ lớn đến vận mệnh quốc gia, dân tộc trong việc đối nội cũng như đối ngoại. Mỗi triều đại phong kiến Việt Nam đều có những đường lối lãnh đạo đất nước khác nhau nhưng tất cả đều hầu như trung thành tuyệt đối với tư tưởng Nho giáo, vốn bị ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa. Trong từng triều đại, sự xuất hiện của những cá nhân kiệt xuất hay những kẻ phá hoại luôn luôn tác động đến sự tồn vong của triều đại đó. Lấy mốc thời gian năm 938 khi Ngô Vương Quyền chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc, Sử Việt đã chứng kiến sự hình thành của Triều đại Nhà Ngô, Triều đại Nhà Đinh, Triều đại Nhà Tiền Lê, Triều đại Nhà Lý, Triều đại Nhà Trần, Triều đại Nhà Hậu LêTriều đại Nhà Nguyễn - sáu triều đại phong kiến này đã định hình lên một Việt Nam hôm nay và những cuộc thay đổi triều đại đã ảnh hưởng vô cùng to lớn đến lịch sử vận hành và phát triển của Việt Nam.

Bài liên quan

Triều đại Nhà Đinh thay thế Nhà Ngô


Năm 938, Ngô Vương Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Lưu Hoàng Thao chết tại trận, giấc mộng đưa người Việt trở về đêm trường tăm tối Bắc thuộc của người Hán chính thức vỡ tan và không bao giờ có thể thực hiện được. Sự xuất hiện của Ngô Vương như sự lựa chọn của số phận và thời đại, là sự kết tinh cho ý chí trong suốt 1.000 năm của người Việt - ý chí khôi phục "nghiệp xưa Họ Hùng" và giành lại giang sơn trời Nam của người Nam. Nhưng, công khai xưng đế hay chấp nhận xưng thần để giữ ổn định quốc gia vào lúc bấy giờ đều không phải điều lựa chọn dễ dàng cho Ngô Vương. Do đó, Ngài quyết định xưng vương, đóng đô tại Cổ Loa, dù xây dựng triều nghi và lập hoàng hậu, nhưng vẫn còn quá nhiều việc phải làm khi bóng ma phía Bắc vẫn còn chực chờ đe dọa. Dù sao, Ngô Vương Quyền đã sáng lập Triều Ngô, truyền được hai đời và có ba vua. Năm 944, Ngô Vương mất, đất nước dần rơi vào cảnh nội chiến - Sử Việt gọi là "Loạn 12 sứ quân", kéo dài từ năm 944 đến năm 968.


Đinh Bộ Lĩnh là chú bé đã lớn lên với huyền thoại "Cờ lau tập trận" cùng chúng bạn chăn trâu thuở nhỏ. Từ những đứa trẻ đó và tài năng quân sự xuất chúng, Bộ Lĩnh ghi tên mình lên bàn cờ tranh chấp quyền lực giữa 12 thế lực - 12 Sứ quân, vốn đang nuôi tham vọng cùng những mưu đồ riêng trong tình cảnh Giao Chỉ (tên gọi Nhà Đường nói về Đại Việt) không có người thống lĩnh thực thụ. Trải qua hơn 10 năm chinh chiến, đánh dẹp những tàn tích của thời kỳ Hậu Ngô Vương, Đinh Bộ Lĩnh đánh bại hoàn toàn các Sứ quân khác, xưng gọi là Vạn Thắng Vương và lên ngôi Hoàng đế, thống nhất Giao Châu, sáng lập Triều đại Nhà Đinh và quốc gia Đại Cồ Việt - đó là năm Mậu Thìn 968.


Như vậy, sự thay đổi triều đại đầu tiên tính từ mốc năm 938 là sự thay đổi triều đại từ Nhà Ngô sang Nhà Đinh trong vai trò lãnh đạo đất nước. Cũng giống như sự thay đổi của các triều đại sau này, Họ Đinh bước lên vị trí lãnh đạo tối cao bằng những chiến thắng trên chiến trận trong hoàn cảnh Họ Ngô không đủ khả năng điều hành đất nước. Nhưng khác với những triều đại về sau, Nhà Ngô không có một nền tảng cai trị vững chắc vì chỉ vừa thoát đô hộ phương Bắc vỏn vẹn 06 năm và sự qua đời đột ngột của Ngô Vương mang tính chất là sự mất mát đột ngột của một thủ lĩnh tối cao có đủ uy tín và tài năng lãnh đạo các thế lực còn lại của đất nước. Hai vua Ngô thời kỳ Hậu Ngô Vương vẫn thể hiện khả năng quân sự và tinh thần vì đất nước, vì dân tộc dù khả năng của các Ngài là có hạn. Đây chính là điều khác biệt so với thời kỳ Lý - Trần, Trần - Lê hay Lê - Nguyễn về sau.

Bài liên quan


Triều đại Nhà Tiền Lê thay thế Nhà Đinh


Nhà Đinh là triệu đại duy nhất trong Sử Việt không có sự đối đầu quân sự chính thức với triều đình phương Bắc. Nhưng Nhà Đinh chính là triều đại tiên khởi xưng đế hiệu "Hoàng đế" để khẳng định vị thế hoàn toàn độc lập của người Việt so với người Hán. Đinh Tiên Hoàng đã hoàn thành sứ mệnh thống nhất quốc gia non trẻ của người Việt về một mối, xây dựng một chính quyền phong kiến trung ương đủ mạnh và vững chắc để đối nội và đối ngoại. Dù chỉ kéo dài vỏn vẹn trong 12 năm (968 - 980), nhưng dấu ấn của sự tiên khởi mà Nhà Đinh cùng Đinh Tiên Hoàng để lại trong Sử Việt là không gì có thể thay thế được. Nhưng đáng tiếc, dù là một Vạn Thắng Vương trên chiến trường, nhưng Đinh Tiên Hoàng lại chết trong một nghi án cung đình đến nay vẫn không có lời giải rõ ràng - Ngài bị ám sát.

Đinh Tiên Hoàng bị ám sát

Sự ra đi đột ngột của Đinh Tiên Hoàng và Ngô Vương cùng những hệ lụy kéo theo là khá giống nhau. Cái chết đột ngột của hai vị Anh hùng chiến trận dẫn đến sự loạn lạc, nội chiến hầu như là ngay lập tức, điều đó dẫn đến vận mệnh quốc gia lại một lần nữa rối ren, tương lai của dân tộc lại trở nên tăm tối vì nếu không thống nhất, nếu không đoàn kết, cơn ác mộng Bắc thuộc đã sẵn sàng để bao trùm dân tộc này một lần nữa. Nhưng thời kỳ sau khi hai vị Vua qua đời của hai triều đại thì khác nhau, sau khi Đinh Tiên Hoàng mất tình cảnh đất nước cực kỳ lo âu hơn. Nhà Tống đã chiếm được quyền lãnh đạo thống nhất Trung Hoa, bắt đầu rãnh tay nhìn ngó về phía Nam và quyết định "lấy lại" cái ước mơ đồng hóa người Việt. Vua quan Nhà Tống có lý do và cơ sở để tin rằng họ làm được và người Việt cũng có cơ sở cùng lý do để hiểu rằng mình hoàn toàn có thể mất nước một lần nữa, minh chứng chính là những câu chuyện của Lý Nam Đế của Bố cái Phùng Hưng...


Trong hoàn cảnh "chỉ mành treo chuông" thời kỳ sau cái chết của Đinh Tiên Hoàng, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn xuất hiện như một nhân vật thủ lĩnh đủ sức thay thế vị trí của vị thủ lĩnh tối cao vừa qua đời mấy tháng trước. Cùng với nghi án ngàn năm về câu chuyện "Khoác long bào cho người xứng đáng" của Thái hậu Dương Vân Nga, Lê Hoàn đường hoàng sáng lập triều đại Nhà Tiền Lê, nhanh chóng đánh tan các lực lượng chống đối của cựu thần "Tứ trụ Triều Đinh" của Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Cơ, Trịnh Tú, thống nhất và đoàn kết ý chí của toàn cõi trời Nam cho một mục tiêu duy nhất: đánh đuổi bọn giặc xâm lược Nhà Tống ở phương Bắc. Lê Hoàn có vai trò như thế nào trong cái chết của vị Anh hùng Đinh Tiên Hoàng đế??? - Đó mãi là câu hỏi không có lời giải đáp chính thức. Nhưng Lê Hoàn là ai??? - Đó là vị Anh hùng dân tộc, người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nhà Tống năm 981, là người đã tái hiện trận địa cọc huyền thoại trên sông Bạch Đằng của Ngô Vương Quyền cách đó 50 năm, là người đã trực tiếp lần thứ hai nhấn chìm giấc mộng Bắc thuộc của người Hán và khẳng định đó chỉ là một giấc mộng viễn vông.

Bài liên quan

Nếu xem những lần thay đổi triều đại trong Sử Việt là một bộ tiểu thuyết, thì đến đây là hết chương 1 hoặc nếu là phim thì tập 1 sẽ dừng tại đây. Vì sao!? Vì sự xuất hiện và thay thế nhau liên tục của ba triều đại Nhà Ngô - Nhà Đinh - Nhà Tiền Lê chỉ vỏn vẹn có 70 năm, từ năm 938 đến năm 1009. 70 năm cho sự tồn tại của ba triều đại để nói lên tính chất bất ổn của đất nước Việt sau thời kỳ Bắc thuộc. Chấm dứt Bắc thuộc là một chiến thắng đầy kích động, vĩ đại và giàu cảm xúc nhưng để bảo vệ thành quả và duy trì nền độc lập, đất nước không thể có chỗ cho sự bất ổn của thượng tầng lãnh đạo - Dòng Họ sáng lập nên triều đại. Năm 1009, Lý Thái Tổ lên ngôi Vua, sáng lập Triều đại Nhà Lý, kéo dài 216 năm - chính là triều đại đầu tiên trong Sử Việt khẳng định chính thức sự ổn định và vững chắc của chế độ chính trị và lãnh đạo quốc gia.


Các dòng họ Ngô - Đinh - Lê đã thay phiên nhau giữ lấy mảnh đất nhỏ bé ở trời Nam này cho người Việt, bằng mọi cách. Những đại diện tiêu biểu của các Dòng Họ ấy đã mang đến niềm hy vọng và sức sống cho ước mơ được nhìn thấy lại lá cờ Nam hiện hữu trên đất Nam. 70 năm các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê lãnh đạo đất nước dù thay thế nhau bằng chiến tranh và loạn lạc nhưng phải cảm ơn các Dòng Họ ấy vì đã góp phần hiện thực hóa ý chí Độc lập - Tự chủ của người Nam thành hiện thực. Sau giai đoạn thành hình rõ ràng, là đến giai đoạn bảo vệ và phát triển thành quả đó. Triều đại Lý và triều đại Nhà Trần tiếp nối theo sau chính là hai triều đại đã hoàn thành sứ mệnh và những mong muốn của 03 triều đại "Anh cả" đi trước. Hơn nữa, sự xuất hiện của Triều đại Nhà Hậu Lê thay thế Nhà Trần chính là phép thử cuối cùng cho giấc mộng đồng hóa của người Hán và Lê Thái Tổ cùng Chư tướng Lam Sơn đã trả lời thích đáng cho giấc mơ của những kẻ ngông cuồng đó.


Phần 2 tiếp theo sẽ là ba triều đại Nhà Lý - Nhà Trần - Nhà Hậu Lê, dĩ nhiên, Nhà Hồ cùng cuộc Tử chiến thành Đa Bang sẽ có một vai trò nhất định trong việc thay đổi triều đại của Sử Việt!

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (364) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (98) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (75) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (50) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (29) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (22) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) cong-giao (4) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)